Vụ bê bối nhất trong lịch sử y tế Anh khiến 2000 người chết sau khi truyền máu nhiễm HIV và HCV. Tuy nhiên, phải mất hơn 30 năm các nạn nhân mới nhận được lời xin lỗi.Vụ bê bối đang gây chấn động dư luận quốc gia này cũng như các nước khác trên toàn thế giới.
Vụ bê bối nhất trong lịch sử y tế Anh khiến 2000 người chết sau khi truyền máu nhiễm HIV và HCV. Tuy nhiên, phải mất hơn 30 năm các nạn nhân mới nhận được lời xin lỗi.Vụ bê bối đang gây chấn động dư luận quốc gia này cũng như các nước khác trên toàn thế giới.
Hiểm nguy đằng sau những túi máu
Có khoảng7.500 bệnh nhân, nhiều người trong số họ mắc căn bệnh ưa chảy máu , đã bị truyền các đơn vị máu nhiễm HIV hoặc HCV (gây viêm gan C) của các người hiến máu có hành vi nguy cơ cao như gái mại dâm, tù nhân, người nghiện ma túy … trong thập niên 1970 – 1980. Được biết, bệnh ưa chảy máu khó đông khiến xuất huyết liên tục, dẫn đến tình trạng thiếu máu. Biểu hiện chủ yếu của bệnh là xuất huyết, có thể chảy máu bất kỳ chỗ nào, thường xảy ra sau khi bị va chạm, chấn thương. Dấu hiệu xuất huyết thường thấy là những mảng bầm tím dưới da, tụ máu trong cơ, chảy máu không cầm ở vị trí chấn thương. Người bệnh phải được thường xuyên truyền bổ sung yếu tố đông máu bị thiếu hụt. Nguyên nhân gây bệnh là do các đột biến ở gen yếu tố đông máu di truyền liên kết với nhiễm sắc thể X. Khi họ đã và đang chống chọi với những căn bệnh quái ác thì việc chấp nhận sự thật bản thân mình nhiễm HIV lại càng khiến cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn.
Sau khi mang trong mình căn bệnh thế kỷ, cuộc sống của các nạn nhân bị hủy hoại, họ không còn khả năng làm việc, bắt buộc phải sống trong hoàn cảnh khó khăn, kiệt quệ. Nỗi đau chồng chất nỗi đau. Cay đắng hơn, các nạn nhân này vô tình lây nhiễm cho vợ, bạn tình và con của họ.
Dẫn theo tờ Daily Mail, đại diện Chính phủ Anh là Thủ tướng David Cameron đã gửi lời xin lỗi đến các nạn nhân sau những sai phạm được xem như là thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử của Cơ quan Dịch vụ y tế công (NHS – National Heath service).Theo số liệu trích từ bản báo cáo đến năm 2015, đã có 2000 nạn nhân qua đời vì những tắc trách trong quá trình truyền máu. Vụ việc một lần nữa làm dấy lên hoang mang và lo lắng đối với người dân. Trước tình hình trên, Thủ tướng Anh David Cameron cho biết ông đã trực tiếp nghe những phàn nàn của nạn nhân. Đồng thời, ông cũng khẳng định, Chính phủ sẽ hỗ trợ khoản tiền lên đến 37 triệu đôla trong khoảng thời gian từ năm 2015-2016 nhằm giúp đỡ những người bị ảnh hưởng có cuộc sống tốt hơn.
Thủ tướng Anh David Cameron đã gửi lời xin lỗi đến các nạn nhân (Ảnh: DailyMail)
Lời xin lỗi muộn màng
Khi phát hiện bị nhiễm virut, những người bị bệnh ưa chảy máu đều lâm vào hoàn cảnh hết sức khó khăn, hoang mang, tuyệt vọng, Robert Mackie là một nạn nhân như vậy. Mang trong mình căn bệnh rối loạn đông máu di truyền, anh phải thường xuyên truyền máu để duy trì sự sống.
Năm 1983, Robert Mackie đã hỏi bác sĩ của anh ấy căn bệnh huyền bí mang tên AIDS đã giết chết các nạn nhân chỉ trong vòng một vài năm. Bác sĩ đã động viên anh đừng lo lắng. Anh yên tâm trở lại với cuộc sống đời thường với vợ con và tiếp tục trị bệnh. Tuy nhiên, lúc này anh đã bị nhiễm viêm gan C từ quá trình truyền máu nhưng không hề hay biết. Tháng 3 năm sau, anh phát hiện mình đã nhiễm HIV, trong phút chốc, cuộc sống của Robert rơi vào vực thẳm. Một thời gian sau, khi căn bệnh chuyển sang giai đoạn AIDS, Robert không thể làm được việc gì, vợ anh – Alice phải nghỉ việc để chăm lo cho chồng. May mắn thay, con trai họ sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh. Vụ bê bối nảy ra khiến người dân hoang mang đặt câu hỏi về trách nhiệm của Chính phủ và ngành y tế: “Không một ai trong số họ xin lỗi hay đứng ra nhận trách nhiệm”, Robert Mackie chia sẻ.
Nạn nhân Robert Mackie (Ảnh: DailyMail)
Mackie nay đã 64 tuổi, là một trong hàng ngàn người mắc căn bệnh thường xuyên phải truyền máu. Những đơn vị máu mang virut đã cướp đi sinh mạng của người chú, một người anh họ, vài người bạn thân trong hội những người mắc bệnh ưa chảy máu của ông.
Khi tai biến xảy ra, một số nạn nhân phàn nàn rằng họ đã không được cảnh báo về những nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình điều trị, rõ ràng họ đã bị đối xử giống như những “con chuột lang”. Lây nhiễm HIV qua đường truyền máu thực sự là một trong những tai biến y khoa không mong muốn đối với ngành y, đặc biệt là với những người bệnh mắc các bệnh về máu. Các nạn nhân từ lâu đã phàn nàn về chế độ hỗ trợ, họ cảm thấy bản thân mình như những người “ăn mày thời hiện đại”.
Nguy cơ lây bệnh từ việc truyền máu (Ảnh: DailyMail)
Những cảnh báo về mức độ nguy hiểm đằng sau những túi máu được truyền bắt đầu xuất hiện vào tháng 5-1983 khi một bệnh nhân điều trị bệnh ưa chảy máu đã phát hiện dương tính với HIV trong quá trình truyền máu. Tuy nhiên, hai năm sau nhiều bệnh nhân vẫn tiếp tục bị truyền máu nhiễm bệnh. Trong thời điểm đó, nhiều nạn nhân đã chọn giải pháp câm lặng suốt một thời gian dài nhằm né tránh kỳ thị của người đời.
Sai phạm liên tiếp
Đối với những người bệnh cần truyền máu, những đơn vị máu là nhựa sống để giúp họ duy trì cuộc sống mỗi ngày. Nhưng đằng sau những túi máu được truyền cho người bệnh thì thực sự còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro không mong muốn. Điều kinh khủng là các đơn vị máu truyền cho bệnh nhân đến từ các đối tượng có nguy cơ nhiễm H cao như: gái mại dâm, người nghiện ma túy…
Đây không phải lần đầu tiên Cơ quan Dịch vụ y tế công NHS ở Anh dính vào các vụ bê bối. Trước đó, tháng 2-2013, do buông lỏng quản lý, làm ăn tắc trách cơ quan này bị cáo buộc liên quan đến cái chết khoảng 1.200 bệnh nhân tại bệnh viện Stafford do không được chăm sóc đúng mức trong vòng từ tháng 1/2005 đến tháng 3/2009. Dưới sự chỉ đạo của NHS bệnh viện thành viên Stafford đã thực hiện chiến dịch một cách hà khắc: quy định chỉ 1 điều dưỡng cho 20 bệnh nhân, sa thải 160 điều dưỡng, tuyển dụng những nhân viên y tế không qua đào tạo chính quy để chỉ phải trả mức lương thấp nhất. Ngay sau đó, trước Quốc hội Anh, Thủ tướng David Cameron đã chính thức xin lỗi về vụ việc xảy ra và công bố hàng loạt biện pháp cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân, nâng cao trách nhiệm trong bệnh viện.
Bình Nguyên