Trang Chủ Tin tức Thông báo Ban điều phối quốc gia quỹ toàn cầu tại Việt Nam (CCM...

Ban điều phối quốc gia quỹ toàn cầu tại Việt Nam (CCM Việt Nam) Kêu gọi đề cử thành viên nhiệm kỳ 2014 -2016

309
0

Quỹ Toàn cầu là một tổ chức tài chính quốc tế hoạt động trong lĩnh vực phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét.

Quỹ Toàn cầu là một tổ chức tài chính quốc tế hoạt động trong lĩnh vực phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét. Phương thức tiếp cận của Quỹ Toàn cầu ở thế ký 21 đó là: quan hệ đối tác, hoạt động minh bạch, liên tục học hỏi và hỗ trợ kinh phí hoạt động dựa trên kết quả Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét (QTC) được thành lập vào năm 2002 nhằm tăng cường nguồn lực huy động chống lại 3 căn bệnh AIDS, Lao và Sốt rét. QTC thúc đẩy quan hệ đối tác giữa Chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự, khu vực tư nhân và các tổ chức cộng đồng sống chung với bệnh. Đây là phương thức hiệu quả nhất để chống lại các bệnh truyền nhiễm gây tử vong này. QTC không trực tiếp quản lý hoặc thực hiện các chương trình tại các quốc gia, mà dựa vào chính các chuyên gia ở quốc gia đó. QTC làm việc với các đối tác để đảm bảo rằng nguồn vốn viện trợ dành cho những đối tượng bị ảnh hưởng bởi 3 căn bệnh này được sử dụng theo cách hiệu quả nhất.

Ban điều phối quốc gia là đại diện trung tâm cho các cam kết của QTC tại quốc gia đó. Dựa trên các nhu cầu và ưu tiên ở cấp quốc gia, Ban điều phối này sẽ xây dựng đề xuất tài trợ và đệ trình cho QTC. Sau khi QTC phê duyệt, Ban điều phối có chức năng giám sát quá trình thực hiện dự án.

Ban điều phối quốc gia bao gồm đại diện của cả khu vực công và tư nhân, bao gồm các cơ quan chính phủ, các tổ chức đa phương hoặc song phương, các tổ chức phi chính phủ, các viện nghiên cứu, doanh nghiệp tư nhân và những người sống chung với bệnh.

CCM Việt Nam được thành lập năm 2004 theo Quyết định số 4557/QD-BYT do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Đây là cơ quan điều phối quốc gia về AIDS, Lao, Sốt rét và Tăng cường hệ thống y tế (HSS). CCM Việt Nam quản lý các ứng phó quốc gia về ba bệnh cũng như tăng cường hệ thống y tế, và hỗ trợ điều phối nguồn lực của các đối tác phát triển tại Việt Nam. CCM Việt Nam xây dựng các kế hoạch đề xuất viện trợ và kế hoạch hoạt động sao cho phù hợp với Kế hoạch chiến lược của Quốc gia.

Các thành viên trong CCM đại diện cho nhiều khu vực liên quan khác nhau, mỗi thành viên là đại diện cho một tổ chức tham gia tích cực trong công tác phòng chống một trong ba căn bệnh nêu trên. Vai trò và chức năng của mỗi thành viên CCM được cơ chế này thống nhất, đảm bảo sự công bằng và minh bạch giữa các khu vực.

Trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên CCM (Theo Quy chế CCM Việt Nam năm 2013)

Mỗi Thành viên CCM cần sẵn sàng thực hiện các trách nhiệm sau:

1. Tôn trọng và tuân theo Hướng dẫn này và các chính sách, quy định khác đã được CCM phê duyệt theo Hướng dẫn này.

2. Tham gia và chủ động tham gia các cuộc họp của CCM.

3. Tự do chia sẻ kinh nghiệm và các thông tin liên quan trong các buổi họp.

4. Tôn trọng và tuân theo các quyết định của CCM.

5. Thường xuyên hỏi ý kiến tư vấn của các tổ chức và cá nhân trong ngành và ngoài đơn vị công tác để có thể đóng góp ý kiến một cách công bằng và chính xác trong các cuộc họp của CCM.

6. Tất cả các thành viên CCM đều được mời tham gia họp khi CCM cần đưa ra các quyết định. CCM sẽ thực hiện cơ chế biểu quyết đa số

7. Các thành viên là cá nhân đại diện cho quyền lợi của nhóm đối tượng được đề cử sẽ chịu trách nhiệm chia sẻ thông tin với những người trong nhóm một cách cởi mở và kịp thời, và cần tham khảo tư vấn của những người trong nhóm để đảm bảo rằng ý kiến của cả nhóm được thể hiện trong các cuộc họp và trong quá trình đưa ra quyết định của CCM.

8. Các thành viên cần trung lập và khẳng định một nguyên tắc rằng các thành viên CCM đại diện cho quyền biểu quyết của một nhóm đối tượng (constituency) chứ không phải là đại diện cho tổ chức/cơ quan mà mình công tác.

Quyền hạn của các thành viên CCM (Theo Quy chế CCM Việt Nam năm 2013)

Mỗi Thành viên CCM đại diện cho nhóm đối tượng của một lĩnh vực cụ thể. Mỗi thành viên CCM có những quyền hạn sau:

1. Quyền tham gia tất cả các cuộc thảo luận và hoạt động của CCM.

2. Quyền được sử dụng tiếng Việt trong các cuộc họp (sẽ được dịch/tóm tắt cho các thành viên nước ngoài không sử dụng tiếng Việt).

3. Quyền nhận các tài liệu liên quan bằng tiếng Anh và tiếng Việt.

4. Quyền đề xuất nội dung họp cho cuộc họp CCM tiếp theo.

5. Quyền phát biểu ý kiến đối với tất cả các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ của cơ chế trước khi đưa ra quyết định.

6. Quyền ký, hoặc từ chối ký, các đề xuất CCM gửi Quỹ Toàn cầu (với điều kiện Thành viên CCM từ chối ký đề xuất phải nêu rõ lý do và sẽ được lưu lại trong biên bản họp).

7. Quyền biểu quyết bất kỳ vấn đề nào cần mang ra biểu quyết.

8. Quyền đề xuất tới các Thành viên CCM vị trí Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các thành viên OC, và các thành viên khác.

9. Quyền nhận chi phí đi lại khi tham dự các cuộc họp của CCM hoặc tham gia các hoạt động khác của CCM, hoặc khi thực hiện nhiệm vụ của CCM ở các địa điểm khác trong nước hoặc nước ngoài, phụ thuộc vào việc CCM nhận đủ ngân sách cho mục đích này hay không.

Lựa chọn các thành viên CCM chính thức và dự bị

CCM hiện có 20 thành viên đại diện cho các khu vực khác nhau. Ngoài ra, tối thiểu 40% thành viên CCM phải từ các tổ chức phi chính phủ và/ hoặc các viện nghiên cứu, trừ các tổ chức song phương và quốc tế.

Các khu vực này có thể là:

i. Cơ quan Chính phủ Việt Nam

ii. Tổ chức xã hội dân sự/ Các tổ chức Phi chính phủ

iii. Người sống chung với hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, lao và sốt rét

iv. Tổ chức tôn giáo

v. Tổ chức cộng đồng

vi. Khu vực tư nhân

vii. Hội chuyên ngành

viii. Viện và trường nghiên cứu

ix. Tổ chức quốc tế bao gồm Liên hợp quốc, các tổ chức đa phương hoặc song phương, các nhà tài trợ quốc tế và các tổ chức phi chính phủ quốc tế.

Trong mỗi khu vực kể trên, các tổ chức quan tâm và làm việc liên quan tới các vấn đề về HIV, Lao, Sốt rét và Hỗ trợ hệ thống y tế có thể chọn một hoặc nhiều tổ chức, các tổ chức này sau đó sẽ chọn một người là Thành viên CCM đại diện khu vực đó trong CCM.

Quá trình lựa chọn đại diện của một khu vực phải được thực hiện trong Khu vực đó và phải được tiến hành một cách minh bạch và hoàn chỉnh dựa trên các tiêu chí rõ ràng. Các tiêu chí, quá trình lựa chọn và kết quả của quá trình này phải được Khu vực đó lưu bằng văn bản. Văn bản này được gửi đến Ban Thư ký CCM, sau đó được gửi cho các Thành viên CCM và thông tin này có thể được được truy cập công khai. CCM không thể yêu cầu sử dụng quá trình này để tự biểu quyết, mà chỉ có thể quy định quá trình này phải được thực hiện một cách minh bạch, hoàn chỉnh và dựa trên các tiêu chuẩn rõ ràng.

Đại diện các nhóm đối tượng trong CCM có quyền lựa chọn Thành viên dự bị.

Nhiệm kỳ

Các Thành viên và Thành viên dự bị của CCM thực hiện nhiệm kỳ hai (02) năm. Khi hết nhiệm kỳ, Thành viên hoặc Thành viên dự bị của CCM có thể được cơ quan/ tổ chức của mình lựa chọn cho nhiệm kỳ tới, và sẽ có quy trình lựa chọn thành viên mới ở thời điểm này.

CCM Việt Nam sẽ có một quá trình định hướng cho các thành viên và dự bị, bao gồm giới thiệu về Quy chế hoạt động.

Tham khảo Quy chế hoạt động CCM tại đây

Trong nhiệm kỳ 2014 – 2016, CCM Việt Nam đang thực hiện việc tái cơ cấu thành viên CCM và kêu gọi sự quan tâm hoặc đề cử trong các nhóm khu vực sau (từ 4 đến 12):

STT Nhóm khu vực Số lượng thành viên Hỗ trợ thực hiện bởi
1 Chính phủ  07  
2 Các tổ chức Phi chính phủ quốc tế 01  
3 Các tổ chức Liên hợp quốc, song phương và đa phương 05  
4 Phi chính phủ trong nước (LNGOs) 02 UNAIDS, BTK CCM
5 Người sống chung với HIV (PLWH) 01 UNAIDS, BTK CCM
6 Người sống chung/hoặc bị ảnh hưởng bởi Lao (PLWTB) 01 WHO, BTK CCM
7 Người sống chung/hoặc bị ảnh hưởng bởi Sốt rét (PLWM) 01 WHO, BTK CCM
8 Nhóm đối tượng dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của HIV/AIDS (KAPs)* 02 *MSM, IDU, SW USAID, BTK CCM
9 Tổ chức Phật giáo 01 UNAIDS, BTK CCM
10 Khu vực tư nhân 01 BTK CCM
11 Hội nghề nghiệp 01 BTK CCM
12 Tổ chức cộng đồng (CBOs) 02 USAID, BTK CCM

Các tổ chức/ cá nhân của những nhóm khu vực trên vui lòng gửi đề nghị tham gia làm thành viên của CCM tới Ban Thư ký CCM (qua thư điện tử hoặc đường bưu điện) trước 18:00 ngày 16 tháng 5 năm 2014. Thông tin chi tiết về quy trình lựa chọn các thành viên được đăng tải theo các đường dẫn tương ứng với mỗi khu vực.

Điện thoại: 04.62732195 (chị Phương/ Linh)

Địa chỉ: Phòng 309, Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Y tế, 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội

Email: ccmvietnam@gmail.com

Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2014

Ban Thư ký CCM