Người có HIV (NCH) và những người bị ảnh hưởng bởi HIV tại Việt Nam là những người chịu thiệt thòi nhất về đời sống vật chất và tinh thần. Họ luôn mong muốn được tự khẳng định mình và hòa nhập vào cộng đồng.
Người có HIV (NCH) và những người bị ảnh hưởng bởi HIV tại Việt Nam là những người chịu thiệt thòi nhất về đời sống vật chất và tinh thần. Họ luôn mong muốn được tự khẳng định mình và hòa nhập vào cộng đồng. Các tổ chức cộng đồng (TCCĐ) của họ đang thể hiện là một nguồn lực tuy nhỏ nhưng không thể thiếu trong dự phòng, chăm sóc và hỗ trợ, điều trị liên quan đến HIV ở nước ta.
Niềm vui khi đến với Bạn Tình Đồng Tâm Hiệp Lực
Ngay từ năm 2005, những người có HIV đã dũng cảm vươn lên với ước mơ nhỏ nhoi là có một cuộc sống ổn định, vui vẻ. Trong bài “Những Phụ nữ 3 trong 1” trong tạp chí AIDS và Cộng đồng số 8 (79)/2005, một cô gái tốt nghiệp khoa thanh nhạc Trường văn hóa nghệ thuật và đã từng làm việc tại nhà hát ca múa nhạc Hải Phòng mong ước “Chỉ cần mỗi người quan tâm đến người nhiễm HIV như chúng em một chút thôi và mỗi người một chút, một chút thì chúng em đã có tất cả”. Chị Phương Thanh, trưởng nhóm Hoa Sữa của NCH tại Hà Nội tại một hội thảo về phòng chống AIDS tại nơi làm việc đã nói “Trước đây khi biết mình bị HIV/AIDS, tôi đã giấu tất cả mọi người, kể cả con gái. Nhưng tôi nghĩ đã đến lúc người nhiễm HIV cần bước ra ánh sáng. Mình là người rất may mắn. Mình luôn mong muốn có sức khỏe để làm nhiều việc có ích cho xã hội và chăm sóc con cái”.
Hướng tới một cuộc sống ổn định và hạnh phúc giản đơn
Trong nhiều cuộc hội thảo, những người có HIV đã nhấn mạnh họ cần trước tiên là sự đối xử công bằng của gia đình, trường học, cơ quan và cả xã hội. Nhu cầu này tới nay còn là vấn đề bức xúc. Ở nhiều nơi, HIV vẫn được hiểu là tệ nạn xã hội, người có HIV nếu không là người nghiện ma túy cũng là kẻ mại dâm. Theo TS. Khuất Thu Hồng, “Kỳ thị liên quan tới HIV/AIDS có thể được miêu tả là một quá trình hạ thấp giá trị của những người hoặc là có HIV/AIDS hoặc có mối quan hệ với HIV/AIDS. Sự kỳ thị này thường bắt nguồn từ việc nhấn mạnh sự kỳ thị đối với tình dục hoặc tiêm chích ma túy – hai con đường lây truyền HIV chủ yếu”.
Ngôi nhà của những người NCMT và Người có HIV
Người có HIV cần tiếp cận được thuốc ARV và các dịch vụ thân thiện chăm sóc và hỗ trợ sức khỏe. Cho tới nay, chưa phải mọi người có HIV có nhu cầu điều trị với ARV tiếp cận được với thuốc và hơn nữa, ở nhiều nơi các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ sức khỏe vẫn chưa thân thiện. Theo “Báo cáo tiến độ phòng chống AIDS Việt Nam năm 2012” của Ùy ban quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm,chưa phải mọi người nhưng phần lớn những người có nhu cầu đều có thể tiếp cận liệu pháp kháng virut.
Được điều trị nên nhiều người có HIV có sức khỏe và muốn có việc làm, hoặc muốn vay vốn để phát triển sinh kế . Tuy nhiên, đây là vấn đề nan giải vì nhiều người không có HIV cũng phải chạy chọt và có tiền mới có việc làm; hoặc không thể vay vốn qua thế chấp.
Người có HIV muốn được chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản. Một lãnh đạo của Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em, bộ Y tế trong cuộc hội thảo “Người có H tham gia góp ý Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người có H”cũng thừa nhận “Chúng tôi thật sự biết rằng nhu cầu rất lớn hiện nay của NCH về việc sinh con an toàn là chính đáng và rất con người, nhất là ở những cặp trái dấu..”
Bốn nhu cầu nói trên đúng là nhu cầu thiết thực và chính đáng của mọi người kể cả người không có HIV. Đó là quyền bình đẳng của con người, không có kỳ thị và phân biệt đối xử, quyền bình đẳng trong thông tin và dịch vụ về sức khỏe, quyền bình đẳng trong thông tin và tìm việc làm, quyền bình đẳng về hạnh phúc lứa đôi, về sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản.
Dự án Quỹ Toàn cầu thành phần VUSTA: Hạnh phúc giản đơn đang đến
Dự án đã xây dựng 6 TCCĐ ở Vĩnh Phúc. Các tổ chức này đã góp phần cải thiện đời sống của các thành viên của mình từ năm 2011 đến nay, với sự hỗ trợ sinh kế của Dự án. Đương nhiên, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đời sống tính thần, nhất là của những người có HIV và không thể có một phép mầu cải thiện được cơ bản đời sống tính thần trong một vài năm. Nhưng cho tới nay về mặt tinh thần, số đông thành viên của các nhóm thoải mải, tự tin; số vẫn còn lo lắng rất ít. Trên thực tế, diễn biến tâm lý, tinh thần của những người có HIV có thể thay đổi, phụ thuộc vào đời sống vật chất và điều kiện sức khỏe hơn những người không có HIV. Đời sống tinh thần của người có HIV và những người bị ảnh hưởng bới HIV đã được cải thiện một cách cơ bản vì các bạn đã chống được tự kỳ thị và mặc cảm, đồng thời cộng đồng ở Vĩnh Phúc cũng giảm được sự kỳ thị và phân biệt đối xử với họ. Các bạn đã đứng lên, tự tin, tự lập và tự giác hành động trong môi trường xã hội đang có thái độ đồng cảm hơn với Nói như nhóm Nắng Cuối Trời, “phải yêu bản thân mình để có thể hòa nhập với gia đình và cộng đồng”.
Bạn Hoàng T. chia sẻ: “Khi mà anh em sống hòa đồng với nhau trong nhóm rồi thì anh em luôn hướng về mục tiêu tốt đẹp, giúp đỡ nhau về kinh tế cũng như động viên nhau về tinh thần trong cuộc sống. Vì những người có H thì phần nhiều là buồn và chán, làm sao để mỗi ngày đưa đến cho họ một niềm vui nho nhỏ hay là món quà động viên tinh thần. Khi các thành viên nòng cốt tham gia vào nhóm Vì Ngày Mai Vĩnh Yên, sự tương trợ làm cho anh chị em họ cảm thấy thoải mái, vui và thích làm công việc này”. Bạn Trần T.H. tâm sự: “Xuất phát từ việc là người đã từng nghiện mà túy và đi cai nghiện ở trung tâm trở về, mình cũng có cảm giác rất kỳ thị với bản thân. Sau đó, qua sự quen biết và giới thiệu mình biết đến nhóm Nắng Cuối Trời. Đến đây tôi có thể chia sẻ tất cả mọi thứ, được quen với các bạn có cùng cảnh ngộ, sau 03 tháng sinh hoạt tôi chính thức trở thành thành viên nòng cốt tại đấy và đến thời điểm này tôi đã làm việc trong nhóm được 3 năm”.
Bạn Phan Hải chia sẻ: “Ban đầu khi được các thành viên của nhóm NCT tiếp cận và mời vào tham gia sinh hoạt cùng nhóm mình cũng có phần hơi ngại vì sức khỏe không tốt lắm. Mình không phải là người nhiễm HIV, nhưng do quá trình nghiện ma túy đã chích nhiều quá nên bị hỏng ven chân và chưa vượt qua được sự kỳ thị của bản thân. Tôi cũng biết chút ít về vi tính, sau khi bỏ được ma túy thì lại bị nghiện game online, cũng chính nhờ vậy mà bỏ được ma túy. Trong 6 năm trời nghiện game, hầu như mọi sinh hoạt, ăn uống ngủ nghỉ cũng cùng với game. Khi tiếp cận với Dự án thì dần dần tôi có cơ hội được tham gia các lớp tập huấn, trò chơi, học hỏi kiến thức nên thành ra là tôi bị lôi cuốn dần, cùng với kỹ năng vi tính và Word, Excel…và dần dần cũng dứt bỏ game. Đến thời điểm hiện nay tôi cũng tự hào và cố gắng chuyên tâm vào công việc của nhóm”.
Vâng, chỉ cần mỗi ngày mang đến cho nhau một niềm vui nho nhỏ, giảm nhẹ đi buồn chán, giảm bớt đi tự kỳ thi với mình là vui đang đế rồi. Ai mang lại điều đó? Tôi hiểu rằng chính là các nhóm đồng cảnh đã cải thiện được đời sống tinh thần, chỉ có đến với nhóm họ mới cảm thấy thoải mái, vui và thích làm công việc của nhóm. Nhóm là nơi có thể chia sẻ mọi tâm tình, được quen với các bạn cùng cảnh ngộ và vì thế, nhiều bạn ấy đã làm việc cho nhóm từ khi có Dự án Quỹ Toàn cầu thành phần VUSTA.
Nói đến sức khỏe và cuộc sống vật chất, cũng như mọi người, người có HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV muốn có sức khỏe, vì ăn được ngủ được là tiên. Những người có nhu cầu điều trị cần được tiếp cận với ARV. Khi sức khỏe khá lên, họ muốn có việc làm. Sức khỏe khá lên, họ muốn có người yêu, lập gia đình. Những người có gia đình muốn được chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản khi có nhu cầu.
Bạn Nguyễn T. V. chia sẻ: “Khi đi cai nghiện ở trung tâm, tôi được tiếp cận với ARV tại trung tâm, sau đó về cộng đồng tôi vẫn tiếp tục điều trị bằng ARV và hiện nay sức khỏe tôi đang rất tốt và công việc thì vẫn ổn định”. Còn V.T.S. xúc động: “Gia đình của tôi hồi đó rất khó khăn về kinh tế, chồng tôi thì nghiện ma túy, giờ lại mang thêm trong người HIV nữa, cháu thì đang đi học chưa ra trường. Gánh nặng lắm. Nhưng nhờ được chị “N” giới thiệu vào nhóm Đồng Tâm Hiệp Lực tham gia Dự án của Quỹ toàn cầu mà tôi có thêm ít tiền để lo cho gia đình. Tôi thấy đến đây mình được sẻ chia với mọi người, tôi sẽ cố gắng làm thật tốt, giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ như mình. Công việc của tôi đã tạm thời ổn định”.
Các gia đình ở nhóm Vì ngày mai Vĩnh Yên, Vig ngày mai Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc với sự hỗ trợ sinh kế cho CBO thông qua Dự án Quỹ toàn cầu đã thành công nuôi nhiều con bò lớn nhanh cũng cho thấy đời sống vật chất của người có H do những người có H trong CBO góp phần mang lại là đáng trân trọng.
Như vậy, các hoạt động phòng chống AIDS của các TCCĐ ở Vĩnh Phúc đã bước đầu góp phần cải thiện cuộc sống tinh thần và sức khỏe vật chất của những người có HIV, người nghiện chích ma túy và gia đình của họ. Xin cảm ơn VUSTA, cảm ơn Dự án Quỹ Toàn cầu thành phần VUSTA!
BS. Đặng Văn Khoát