Trang Chủ Tin tức Sự kiện Can thiệp giảm hại, ngăn chặn HIV/AIDS cần được tối ưu hoá

Can thiệp giảm hại, ngăn chặn HIV/AIDS cần được tối ưu hoá

79
0

“Dù đã nỗ lực rất nhiều nhưng độ bao phủ của chương trình còn hạn chế và chưa đáp ứng được nhu cầu. Ở một số vùng trọng điểm, độ bao phủ của chương trình và tiếp cận đến các dịch vụ HIV còn rất hạn chế”, ông Bùi Đức Dương, Cục phó Cục phòng, chống HIV/AIDS cho biết.

“Dù đã nỗ lực rất nhiều nhưng độ bao phủ của chương trình còn hạn chế và chưa đáp ứng được nhu cầu. Ở một số vùng trọng điểm, độ bao phủ của chương trình và tiếp cận đến các dịch vụ HIV còn rất hạn chế”, ông Bùi Đức Dương, Cục phó Cục phòng, chống HIV/AIDS cho biết.

Ngày 7/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) tổ chức Hội thảo Tham vấn về Khung chiến lược đầu tư phòng, chống HIV/AIDS và Đề xuất quốc gia Dự án Quỹ Toàn cầu giai đoạn 2015-2017.

 Toàn cảnh hội thảo khung chiến lược đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS. Photo Thái Hà

Theo ông, việc xây dựng khung chiến lược đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS là việc cần thiết nhằm xác định các đối tượng cần ưu tiên can thiệp và các can thiệp cần thiết nhất, cũng như những hoạt động phải thực hiện trong điều kiện nguồn lực hạn chế, từ đó đảm bảo việc kiểm soát dịch HIV  trong thời gian tới.

Tại hội nghị, ông nhấn mạnh: “Hỗ trợ quốc tế và ngân sách trong nước cho phòng chống HIV đều đang giảm sút”.

Theo ông, nếu có thể đầu tư US$ 90 triệu/năm (tương đương 1.9 nghìn tỷ đồng/năm), thì đến năm 2030 Việt Nam có thể kết thúc được dịch AIDS.

Tuy nhiên, điều này hoàn toàn có thể trở thành hiện thực nếu Việt Nam triển khai can thiệp cho trên 80% nhóm nguy cơ cao; Điều trị sớm đạt 80%; Triển khai các dịch vụ đạt hiệu quả và công suất nhất, ông cho biết.

Ta có thể nhìn thấy kết quả mang lại vào năm 2030: Giảm số nhiễm mới HIV hằng năm dưới 1000 ca từ năm 2030; đồng thời thu lại $8 (160 ng cho mỗi $1 đầu tư HIV/AIDS(Đầu tư US$ 1.66 tỷ trong cả giai đoạn 2013-2030, sẽ gián tiếp tạo ra US$ 13.4 tỷ). Đây là kịch bản mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho tương lai, ông Dương phát biểu.

Về bản Đề xuất quốc gia gửi Quỹ Toàn cầu, ông Bùi Đức Dương cho biết, hiện ngân sách cam kết của Quỹ Toàn cầu cho giai đoạn 2014-2017 là 77 triệu USD; giai đoạn 2015 – 2017 là 58 triệu USD cho các mục điều trị, dự phòng, xét nghiệm HIV, M&E, Quản Lý.

Dự kiến đóng góp chỉ tiêu giai đoạn (2015-2017) đạt được là trên 45.820 người được điều trị ARV vào năm 2015 và tăng gần 53.350 người được điều trị vào năm 2017; 19.600 bệnh nhân được điều trị Methadone vào năm 2015 và tăng 22.900 người vào năm 2016; 19.800 gái mại dâm được tiếp cận với các chương trình bao cao su vào năm 2015…

Mục tiêu chính trong Đề xuất quốc gia là tăng cường tiếp cận điều trị sớm ARV để tối đa hóa lợi ích điều trị và dự phòng của điều trị ARV đối với giảm mắc lao và lây truyền HIV; cải thiện phối hợp Lao/HIV để tăng cường chẩn đoán và điều trị HIV và Lao cho nhóm bệnh nhân đồng nhiễm Lao/HIV tại 30 tỉnh, thành phố.


Ông Bùi Đức Dương chia sẻ về khu vực phân bổbổ HIV theo địa bàn. Photo Thái Hà

Bên cạnh đó, duy trì gói dịch vụ dự phòng HIV tối thiểu cho đối tượng nguy cơ cao, hỗ trợ cung ứng thuốc Methadone trong giai đoạn chuyển giao.

Ngoài ra, đề xuất quốc gia còn có mục tiêu vận động chính sách và nâng cao năng lực các tổ chức xã hội CSO/CBO trong việc mở rộng tiếp cận và cung cấp các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm nguy cơ cao tại 30  tỉnh, thành phố.

Đề xuất quốc gia đặc biệt ưu tiên địa lý cho 30 tỉnh có nguy cơ cao cả về HIV, ma túy và mại dâm, ưu tiên can thiệp điều trị sớm ARV cho người nhiễm HIV có CD4<500 và toàn bộ trẻ em dưới 5 tuổi, đồng nhiễm Lao/HIV, phụ nữ mang thai nhiễm HIV, những người nhiễm HIV thuộc địa bàn miền núi, vùng sâu vùng xa và hải đảo; ưu tiên can thiệp cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV ở tuyến xã, phường được tiếp cận dịch vụ sang lọc HIV sớm…

Tại hội thảo, bà Trịnh Thị Lê Trâm, giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật và chính sách về y tế HIV/AIDS (trực thuộc Hội Luật gia Việt Nam) đề nghị các cấp lãnh đạo đưa ra phương án cho 30 tỉnh thành còn lại không nằm trong danh sách ưu tiên.

Một ý kiến khác tại hội thảo,  BS Hàng Thị Xuân Lan, Phó Giám đốc Trung tâm Nâng cao Chất lượng Cuộc sống (Trung tâm Life),  CBO có vai trò rất quan trọng, là chiếc cầu nối quan trọng giữa các cơ quan, tổ chức phát triển và người dân địa phương. Vậy chúng ta cần làm rõ vai trò, mối liên kết các CBO và các tổ chức y tế, Bộ Y tế;  và làm thế nào để chúng ta có thể phát triển các CBO để vươn tới cộng đồng, từ đó lồng ghép phát triển mô hình sinh kế cá nhân và sinh kế nhóm.

Cuối cùng, ông Bùi Đức Dương khuyến nghị, cần phải làm rõ “Đầu tư như thế nào?”. Theo ông, Ngay cả khi chọn đầu tư cho tình huống tối ưu, vẫn cần đảm bảo các điều kiện sau: Can thiệp toàn diện và chất lượng cao; Đảm bảo các gói liên kết dịch vụ liên tục từ can thiệp, xét nghiệm, điều trị và duy trì;  Dịch vụ về HIV được lồng ghép vào hệ thống y tế công để đảm bảo cả chương trình phòng chống HIV đạt hiệu suất cao;  Huy động nguồn lực để chấm dứt dịch AIDS: Các nhà tài trợ cần chuyển giao có lộ trình, với tinh thần trách nhiệm cao các can thiệp đang hỗ trợ sang nguồn lực trong nước; Chính phủ và các tỉnh thành cần cam kết tiếp tục tăng đầu tư cho PC HIV/AIDS

 Thái Hà – Vietnamnews