Trang Chủ Tin tức Thông báo Cần tuyển 1 nhóm chuyên gia tư vấn trong nước thực hiện...

Cần tuyển 1 nhóm chuyên gia tư vấn trong nước thực hiện “Nghiên cứu đánh giá về công tác dự phòng và điều trị nghiện ma túy tại Việt Nam”

122
0

Dự án thành phần VUSTA – Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS cần tuyển 1 nhóm chuyên gia tư vấn trong nước thực hiện “Nghiên cứu đánh giá về công tác dự phòng và điều trị nghiện ma túy tại Việt Nam”. Điều khoản tham chiếu tham khảo trong file đính kèm.

Các cá nhân quan tâm xin vui lòng gửi hồ sơ năng lực (CV) tới địa chỉ: VUSTA.HIV@GMAIL.COM

Thời hạn gửi hồ sơ: 27/05/2015

Ban QLDA sẽ chỉ liên hệ với các Nhóm ứng viên có hồ sơ đạt yêu cầu.

 

Dự án thành phần VUSTA – Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS cần tuyển 1 nhóm chuyên gia tư vấn trong nước thực hiện “Nghiên cứu đánh giá về công tác dự phòng và điều trị nghiện ma túy tại Việt Nam”. Điều khoản tham chiếu tham khảo trong file đính kèm.

Các cá nhân quan tâm xin vui lòng gửi hồ sơ năng lực (CV) tới địa chỉ: VUSTA.HIV@GMAIL.COM

Thời hạn gửi hồ sơ: 27/05/2015
Ban QLDA sẽ chỉ liên hệ với các Nhóm ứng viên có hồ sơ đạt yêu cầu.

 

 ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU (TOR)

NHÓM CHUYÊN GIA TƯ VẤN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY TẠI VIỆT NAM

 

I. Bối cảnh

Tệ nạn ma tuý đang là hiểm họa của các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới; là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội và lây nhiễm HIV/AIDS. Hậu quả, tác hại do tệ nạn ma tuý gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế – xã hội và an ninh trật tự của đất nước.

Nhận thức rõ tác hại của ma túy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đặc biệt đến việc phòng, chống ma túy cũng như công tác dự phòng và điều trị nghiện ma túy. Tại Điều 38, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng”. Quốc hội đã ban hành Luật phòng, chống ma túy[1] (sửa đổi, bổ sung năm 2008[2]), Chính phủ đã ban hành hàng loạt các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống ma túy và các văn bản hướng dẫn thi hành khác quy định về vấn đề này.

Nhìn chung, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta ngày càng hoàn thiện đã góp phần không nhỏ nâng cao hiệu quả của công tác dự phòng và điều trị nghiện ma túy trong thời gian qua. Đặc biệt, sau khi Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy (2008), hệ thống quy định pháp luật về cai nghiện phục hồi đã có sự vận động hết sức tích cực, thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước ở cả Trung ương và địa phương, trách nhiệm xã hội của rất nhiều chủ thể có liên quan. Tuy nhiên, qua hơn 5 năm thi hành thì quy định về cai nghiện ma túy đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Đó là tình trạng “luật khung” của Luật Phòng, chống ma túy và đối với các quy định về cai nghiện phục hồi. Các quy định của Luật không phù hợp với quan điểm, định hướng mới về nghiện ma túy đó là phải coi nghiện ma túy là một bệnh… Nhiều bất cập trong các quy định về quản lý sau cai nghiện; chính sách đầu tư cho cai nghiện tại Trung tâm cai nghiện tại cộng đồng; sự không đồng bộ giữa các quy định về cai nghiện ma túy trong Luật Phòng, chống ma túy và Luật xử lý vi phạm hành chính… 

Nhằm đảm bảo tính thống nhất giữa các quy định trong các văn bản pháp luật cũng như đảm bảo sự phù hợp của pháp luật với thực tiễn, việc tổ chức Nghiên cứu đánh giá về công tác dự phòng và điều trị nghiện ma túy ở Việt Nam là cần thiết. Trên cơ sở thực hiện nghiên cứu đánh giá này, nhóm chuyên gia sẽ đưa ra những kiến nghị phù hợp góp phần vào việc hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về công tác dự phòng và điều trị cai nghiện ma túy ở Việt Nam.

II. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

Góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về công tác dự phòng và điều trị cai nghiện ma túy ở Việt Nam

2.2. Mục tiêu cụ thể :

– Xây dựng báo cáo nghiên cứu và đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về công tác dự phòng và điều trị cai nghiện ma túy ở Việt Nam.

– Là nguồn tài liệu tham khảo có ý nghĩa, cung cấp thêm thông tin cho các cơ quan của Quốc hội, các Đại biểu Quốc hội và các cơ quan hữu quan trong quá trình xem xét, cho ý kiến vào Dự thảo Luật Dự phòng và cai điều trị nghiện ma túy ở Việt Nam trong thời gian tới.

III. Phương pháp thực hiện

Nhóm chuyên gia tư vấn trong nước sẽ sử dụng các phương pháp sau để thực hiện công việc:

– Nghiên cứu tài liệu (Desk review)

– Điều tra xã hội học

– Tổng hợp và phân tích

– Thảo luận nhóm

– Phương pháp khác…

IV. Phạm vi công việc và kết quả dự kiến

Nhóm chuyên gia nghiên cứu sẽ phối hợp BQL Dự án thực hiện công việc để đạt được những kết quả dự kiến được nêu cụ thể trong bảng sau:

Giai đoạn

Phạm vi công việc

Kết quả dự kiến                              và sản phẩm

Trách nhim    thực hiện

Thời gian                dự kiến

Ghi chú

1

Xây dựng kế hoạch

 

 

– Mục 1: Kế hoạch hoạt động chi tiết của nhóm chuyên gia (được Ban QLDA phê duyệt )

Nhóm                 chuyên gia

5/2015

 
– Mục 2: Kế hoạch khảo sát được Ban QLDA phê duyệt gồm: Bộ công cụ khảo sát (các bảng hỏi, phỏng vấn sâu v.v); đề xuất đối tượng khảo sát, qui mô mẫu, xử lý số liệu khảo sát. Tổng số phiếu khoảng 100 phiếu, trong đó phỏng vấn sâu 30 phiếu, 70 phiếu dạng phổ thông được tổ chức khảo sát tại 3 miền Bắc, Trung, Nam (Đề xuất rõ các địa phương dự kiến khảo sát)

Nhóm              chuyên gia

Theo kế hoạch của nhóm chuyên gia

Sẽ tổ chức thảo luận nhóm để góp ý vào kế hoạch khảo sát

2

Tổ chức khảo sát

– Mục 3: Dự thảo Báo cáo khảo sát Nhóm               chuyên gia

Từ tháng 5-6/2015

Tổ chức các buổi thảo luận nhóm trong quá trình khảo sát
– Mục 4: Dự thảo báo cáo nghiên cứu Nhóm                chuyên gia   Từ tháng 6-7/2015  

3

Hoàn trả kết quả nghiên cứu

– Mục 5: Báo cáo kết quả nghiên cứu và Báo cáo chuyên gia

Nhóm              chuyên gia

Cuối tháng 7/2015

 

V. Thời gian tiến hành

Nhóm chuyên gia nghiên cứu sẽ tiến hành công việc dự kiến từ tháng 5/2015 đến cuối tháng 7/2015.

VI. Sản phẩm bàn giao

Sản phẩm bàn giao của Nhóm chuyên gia nghiên cứu là: Báo cáo nghiên cứu tổng thể đánh giá hiện trạng công tác dự phòng và điều trị nghiện ma túy tại Việt Nam và những đề xuất cụ thể để giải quyết những vấn đề trên. Báo cáo nghiên cứu tổng thể dài khoảng 70 trang Tiếng Việt.

VII. Thành phần của nhóm chuyên gia nghiên cứu

Thành phần của Nhóm chuyên gia nghiên cứu trong nước có ít nhất là 02 người gồm:

1. Trưởng nhóm chuyên gia

Chịu trách nhiệm chính về kết quả, chất lượng công việc, chỉ đạo và hướng dẫn về mặt nội dung, kỹ thuật cũng như phương pháp triển khai đối với các thành viên khác trong nhóm. Dự kiến bao gồm các nhiệm vụ chính:

– Xây dựng Kế hoạch triển khai hoạt động của Nhóm chuyên gia nghiên cứu, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các chuyên gia khác trong nhóm;

– Xây dựng báo cáo nghiên cứu tổng thể;

– Xây dựng báo cáo của Nhóm chuyên gia nghiên cứu;

Các nhiệm vụ khác.

2.  Chuyên gia hỗ trợ

Có trách nhiệm hỗ trợ trưởng Nhóm chuyên gia nghiên cứu và BQL Dự án về mặt nội dung, kỹ thuật cũng như phương pháp nghiên cứu và tổ chức triển khai khảo sát, dự kiến gồm các nhiệm vụ sau:

– Phối hợp xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động của Nhóm chuyên gia tư vấn, thống nhất với trưởng Nhóm chuyên gia nghiên cứu về phân công nhiệm vụ giữa các chuyên gia;

– Tham gia nghiên cứu và xây dựng báo cáo nghiên cứu theo phân công của Trưởng Nhóm chuyên gia nghiên cứu;

– Xây dựng kế hoạch khảo sát (gồm có bộ công cụ khảo sát, đối tượng, quy mô, phương pháp xử lý số liệu v.v..)

– Thực hiện nghiên cứu  tài liệu (Desk review), khảo sát thực tiễn theo kế hoạch đã được phê duyệt;

– Tham dự các cuộc thảo luận nhóm, hội thảo. Tổng hợp các ý kiến góp ý để hoàn thiện sản phẩm;

– Tham gia xây dựng báo cáo nghiên cứu; báo cáo quá trình thực hiện kế hoạch của nhóm chuyên gia;

– Các công việc khác do trưởng nhóm phân công.

VIII. Yêu cầu về trình độ

1. Yêu cầu chung:

Nhóm chuyên gia nghiên cứu có trình độ, kinh nghiệm trong việc nghiên cứu về công tác dự phòng và điều trị nghiện ma túy, có năng lực về xây dựng kế hoạch, tổ chức và quản lý các nhiệm vụ phức tạp hoặc lãnh đạo một nhóm nhỏ các chuyên gia kỹ thuật, có năng lực cũng như kinh nghiệm làm tư vấn trong nước hiểu biết sâu về hệ thống pháp luật về công tác dự phòng và điều trịnghiện ma túy ở Việt Nam nói riêng và hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung, có kiến thức và kinh nghiệm điều tra XHH.

2. Yêu cầu đối với Trưởng nhóm chuyên gia nghiên cứu:

– Có bằng tiến sĩ về Luật, y tế công cộng hoặc xã hội học;

– Có kinh nghiệm tiến hành các nghiên cứu trong công tác dự phòng và  điều trị nghiện ma túy;

– Có năng lực xây dựng kế hoạch và làm việc nhóm;

– Có kinh nghiệm khảo sát thực tiễn;

– Kỹ năng tư vấn và viết báo cáo tốt;

– Thông thạo ngoại ngữ và sử dụng tốt các phần mềm ứng dụng.

3. Yêu cầu đối với thành viên Nhóm chuyên gia nghiên cứu

– Có bằng thạc sĩ về luật, y tế công cộng hoặc xã hội học;

– Có kinh nghiệm tiến hành các nghiên cứu trong công tác dự phòng vàđiều trị nghiện ma túy;

– Có kinh nghiệm khảo sát thực tiễn;

– Có kinh nghiệm tư vấn và viết báo cáo;

– Thông thạo ngoai ngữ và sử dụng tốt các phần mềm ứng dụng;

Nhóm chuyên gia nghiên cứu trong nước sẽ làm việc dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Dự án; Phó giám đốc thường trực, phối hợp chặt chẽ với Quản lý dự án và cán bộ phụ trách vận động chính sách và các thành viên có trách nhiệm khác của Ban quản lý dự án để thực hiện công việc. Nhóm chuyên gia có trách nhiệm báo cáo kết quả với Giám đốc dự án và Phó giám đốc thường trực thông qua Ban Quản lý Dự án.

IX. Hỗ trợ hành chính và tài liệu tham khảo

Các tài liệu tham khảo liên quan đến nghiên cứu mà nhóm chuyên gia thấy cần thiết Ban QLDA sẽ xem xét và cung cấp đầy đủ.

X. Tiền lương và thanh toán

Ban QLDA sẽ ký hợp đồng trọn gói đối với Nhóm chuyên gia nghiên cứu gồm các khoản sau:

– Phí tư vấn chuyên gia;

– Các khoản phí hoàn trả (phí điều tra, chi phí đi lại, chi phí xử lý số liệu v.v..)

Việc thanh toán phí tư vấn dựa trên kết quả sản phẩm mà Nhóm chuyên gia nghiên cứu bàn giao theo 3 giai đoạn cụ thể như sau:

– Giai đoạn 1: Thanh toán 30% tổng giá trị hợp đồng sau khi Nhóm chuyên gia nghiên cứu bàn giao sản phẩm của mục 1 và mục 2 – Phần phạm vi công việc và kết quả dự kiến và sản phẩm được Giám đốc Dự án phê duyệt.

– Giai đoạn 2: Thanh toán 40% giá trị hợp đồng sau khi Nhóm chuyên gia nghiên cứu nộp dự thảo báo cáo nghiên cứu và báo có kết quả khảo sát thực tiễn (mục 3,4 – Phần phạm vi công việc và kết quả dự kiến) và được Giám đốc Dự án phê duyệt.

– Giai đoạn 3: Thanh toán 30% giá trị hợp đồng sau khi Nhóm chuyên gia nghiên cứu nộp báo cáo nghiên cứu cuối cùng và báo cáo quá trình thực hiện kế hoạch của nhóm chuyên gia được Giám đốc dự án phê duyệt

 

Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2015

                                                                                              Giám đốc dự án

                                                                                                              Đỗ Thị Vân                       

                                              

  

[1] Luật Phòng, chống ma túy (Số 23/2000/QH10 ngày 09/12/2000).

[2] Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy (Luật số 16/2008/QH12 ngày 03/6/2008).

Vui lòng tải file bên dưới: