- TRANG WEBSITE CỦA CHIẾN DỊCH: https://tinbacsi.info/
- hoặc WEBSITE CỦA HAIVN https://haivn.org/unit-
of-tool/communication-asset- the-campaign-on-covid-19- vaccine-for-plhiv tại đây các anh, chị có thể tải xuống và tự do chia sẻ toàn bộ các sản phẩm của chiến dịch (chất lượng cao) như poster, sách thông tin FAQs, phim truyền thông, bài đăng mạng xã hội…
Bài trình bày trong buổi khởi động hôm nay https://bit.ly/3mpJuux
Kể từ năm 2008, Ủy ban Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đã chính thức tổ chức Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS từ ngày 10/11-10/12 hàng năm. Trong thời gian này, thế giới cũng có ngày kỷ niệm: Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS. Việc kỷ niệm Ngày thế giới phòng, chống HIV/AIDS hàng năm để nhắc nhở mọi người rằng: Dịch HIV/AIDS vẫn là đại dịch nguy hiểm, đã từng gây ra cái chết cho gần 37 triệu người trên thế giới. 40 năm qua với rất nhiều nỗ lực chung tay của toàn thế giới nhưng chúng ta vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chúng ta vẫn chưa có vắc xin dự phòng và HIV/AIDS vẫn là vấn đề sức khỏe cộng đồng với mỗi quốc gia trên Thế giới. Việt Nam tổ chức Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS hàng năm cũng là dịp để thu hút và tăng cường sự quan tâm của toàn xã hội đến công tác phòng, chống HIV/AIDS và đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Năm 2021, Ủy ban QGPC AIDS và PCTNMTMD cũng đã chính thức có công văn và Hướng dẫn các Ban chỉ đạo Phòng, chống AIDS các Bộ, ngành, tỉnh thành phố tổ chức Tháng hành động này với chủ đề “Tăng cường phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh dịch Covid-19”. Có thể nói, dịch Covid-19 trong 2 năm qua đã ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống và kinh tế xã hội của mỗi quốc gia bao gồm cả Việt Nam. Với công tác phòng, chống HIV/AIDS, dịch Covid-19 cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến sự quan tâm và đầu tư nguồn lực. Dịch Covid-19 cũng đã ảnh hưởng hướng đến việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng và tiếp cận dịch vụ dự phòng, điều trị HIV/AIDS của khách hàng nhất là những địa phương bị ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội, cơ sở y tế bị phong tỏa, khách hàng bị cách ly.
Tại Trung ương, riêng các hoạt động do Cục Phòng, chống HIV/AIDS tổ chức hoặc phối hợp với các Tổ chức quốc tế tổ chức cũng có tới gần 40 sự kiện. Cũng do dịch Covid-19 nên theo hướng dẫn của UBQG, chúng ta không tổ chức các sự kiện tập trung đông người. Chúng tôi hy vọng rằng, với việc phát động và hưởng ứng Tháng hành động quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS năm nay sẽ thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội đến công tác phòng, chống HIV/AIDS nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 để chúng ta tiếp tục và kiên định mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 như Chiến lược quốc gia đã đề ra.
Trong số gần 40 sự kiện tại Trung ương do Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với các đối tác, có một sự kiện cũng hết sức quan trọng đó là chúng ta sẽ khởi động sự kiện: “Yêu mới khó – Phòng ngừa HIV có ngại gì”. Tên chiến dịch này nghe hơi lạ tai chút, do chiến dịch này chúng tôi muốn nhắm vào nhóm đối tượng đích là người trẻ, nhất là nhóm người trẻ có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV cho nên cũng cần có một cái tít gây tò mò chút với các bạn trẻ. Chiến dịch này muốn chuyển tải đến các bạn trẻ một thông điệp hết sức quan trọng: Ngày nay việc dự phòng và điều trị HIV bằng thuốc kháng vi rút đã trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết. Người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV nhất là qua quan hệ tình dục không an toàn, nếu sử dụng thuốc kháng vi rút để dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HIV tới trên 90%. Người nhiễm HIV nếu được điều trị sớm bằng thuốc ARV và khi đạt được tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện (Việt Nam tỷ lệ này là 95%) thì không lây truyền HIV cho người khác qua đường tình dục. Như vậy với các loại thuốc an toàn và hiệu quả để ngăn ngừa lây truyền HIV, không có lý do gì để lo sợ về tình trạng nhiễm HIV của một người.
Chiến dịch này do Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam; Tổ chức HAIVN và các đối tác khác thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh dự kiến vào đầu tháng 12 tới.
Quang cảnh buổi ra mắt chiến dịch
Poster của Chiến dịch