Ngày 28/06, Cục phòng chống HIV/AIDS – Bộ Y tế phối hợp với Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo triển khai chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và hỗ trợ các tổ chức xã hội phòng chống HIV/AIDS
Ngày 28/06, Cục phòng chống HIV/AIDS – Bộ Y tế phối hợp với Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo triển khai chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và hỗ trợ các tô chức xã hội trong phòng chống HIV/AIDS.
Thống kê của Bộ Y tế, đến ngày 31-3-2012 Việt Nam có 199.744 người HIV còn sống và tử vong. Tỷ lệ lây nhiễm HIV qua đường tình dục có xu hướng tăng, từ 13% năm 2004 lên 41% năm 2011. Dịch đã xuất hiện ở 100% tỉnh, thành phố, tập trung trong nhóm từ 20 -39 tuổi và đang có xu hướng tăng lên. “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030”, mục tiêu chung cần đạt là khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2020, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. Tầm nhìn đến 2030, chiến lược hướng tới ứng dụng các kỹ thuật mới có tính đặc hiệu cao về dự phòng, điều trị HIV/AIDS; Hướng tới can thiệp chủ động, toàn diện, với tầm nhìn “ba không” của Liên Hợp quốc: Không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử với HIV/AIDS.
BS Đỗ Thị Vân – Giám đốc dự án TP VUSTA, Dự án phòng chống HIV/AIDS nêu rõ vai trò của các tổ chức xã hội trong việc phòng chống đại dịch là rất lớn. Trong điều kiện Ngân sách quốc gia về HIV/AIDS dành cho các nhóm hoạt động PCHIV/AIDS còn rất hạn chế, các phong trào đoàn thể, cụ thể là phong trào “ba tự” việc thông tin, giáo dục truyền thông phòng, chống HIV/AIDS rất tốt.
Ths. Trần Lan Anh- Phó giám đốc trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe cộng đồng và Phát triển COHED lưu ý, hiện nay, tại một số nơi sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người có H còn lớn, ảnh hưởng đến các hoạt động, cung cấp dịch vụ phòng chống HIV/AIDS. Các cấp, bộ ngành cần phát huy tinh thần sáng tạo chọn ra mô hình phù hợp phòng chống kỳ thị và phân biệt để nhân rộng. Trước mắt, bà Lan Anh đề xuất, cần có khung pháp lý phù hợp để các nhóm dựa vào nhà cộng đồng có thể để trở thành một nhà cung cấp dịch vụ xã hội cho những đối tượng dễ bị tổn thương.
Mô hình HTX Thương mại Sông Lam Xanh (TP Vinh – Nghệ An) là tổ chức doanh nghiệp xã hội do tập thể người nhiễm HIV thành lập và quản lý. Để nhóm Sông Lam Xanh trở thành một tổ chức phát triển bền vững giúp người có HIV hòa nhập cộng đồng, Tổ chức này đề nghị cần nhận được sự ủng hộ của chính quyền địa phương.
Nguồn Baomoi.com