Trong khi các nguồn tài trợ quốc tế cho công cuộc phòng, chống HIV/AIDS đi đến kết thúc và ngân sách quốc gia cũng cắt giảm thì việc làm thế nào để các tổ chức xã hội và các tổ chức cộng đồng tồn tại và phát triển càng trở nên thiết thực và cấp bách.
Trong khi các nguồn tài trợ quốc tế cho công cuộc phòng, chống HIV/AIDS đi đến kết thúc và ngân sách quốc gia cũng cắt giảm thì việc làm thế nào để các tổ chức xã hội và các tổ chức cộng đồng tồn tại và phát triển càng trở nên thiết thực và cấp bách. Xin giới thiệu hai kinh nghiệm của Open – TP Hồ Chí Minh dduwadduwa ra hai kinh nghieejm lafgmuốn chia sẻ với hội nghị về: 1. Tận dụng cơ hội gây quỹ kinh doạnh và 2. Kế hoạch chăm sóc các nhà tài trợ
Công ty TNHH MTV Đa Sắc Màu của Open –TP Hồ Chi Minh được thành lập ngày 11/09/2012. Việc đăng ký hoàn toàn đơn giản, chỉ cần giấy CMND của người đứng ra xin phép và tờ khai lấy ở Sở Kế hoạch và Đầu Tư TP Hồ Chí Mịnh. Sau khi có Giấy Đăng ký kinh doanh , ra Sở Công An làm con dấu, chỉ 15 ngày là có cả con dấu và giấy phép. Nếu các bạn có khả năng, số tiền thuê dịch vụ tốn tầm khoảng 500.000 đến 2.000,000 có dịch vụ bao trọn gói làm hộ.
Theo bạn Phan Thanh Nhàn, người lãnh đạo năng động của Open – TP Hồ Chí Minh thì cho tới nay, Nhóm Open chưa nhận được kinh phí tài trợ từ các dự án phi chính phủ. Tổng kinh phí cần có để Open hoạt động mỗi năm ước tính là 360 triệu đồng (15% tiền mặt bằng, 5% tiền phí vận hành, 50% hoạt động, 30% nhân sự). Để tạo ra số tiền này một năm, Open đã làm như thế nào để bình quân mỗi tháng có 30 triệu/tháng? Open phải tận dụng cơ hội để vận động gây quỹ cho những hoạt động của mình chứ không trông chờ một nguồn nào đó từ dự án. Ta hãy nghe anh Phan Thanh Nhàn kể:
1. Phân phối sản phẩm ở kênh online
• Kênh online của Open là: http://openvn.org/san-pham-gay-quy-tu-thien-154.html
• Mô hình khác gì so với các website bán hàng hiện tại: Khác ở chỗ Open không tốn quá nhiều chi phí để đầu tư, trữ hàng (nguy cơ tồn hàng không bán được, hoặc sản phẩm quá date) thì Open chỉ nhận tiếp thị đơn hàng cho các doanh nghiệp, và tận dụng hẳn người giao hàng của họ, Open chỉ việc tiếp thị sản phẩm => lấy đơn hàng => chuyển đơn hàng sang cho doanh nghiệp xử lý => cuối tháng tính tổng giá trị đơn hàng nhân với % chiết khấu = số quỹ mà Open có được
• Số tiền gây quỹ trên mỗi đơn hàng từ 2.500đ đến 250.000đ, bình quân mỗi tháng Open chuyển gần 1.500 đơn hàng, giá trị thu về bình quân 12~15 triệu cho hoạt động này.
• Số doanh nghiệp mà Open kết nối được là 12 doanh nghiệp.
2. Vận động cá nhân, nhưng nhà Mạnh thường quân
• Open quan tâm đến việc quảng bá hoạt động của mình Open, hiệu quả những chương trình Open đã mang lại cho cộng đồng, và chia sẻ những hoàn cảnh mà Open đang giúp đỡ.
• Open viết thư ngỏ trên Facebook, Website, Youtube, Google+ và nhiều kênh khác; và vận động lượt chia sẻ từ mạng lưới thành viên Open để nhiều người biết đến thương hiệu.
• Kinh phí Open gây quỹ bằng cách này dao động từ 5 đến 6 triệu/tháng
3. Vận động từ doanh nghiệp
• Hợp tác đôi bên cùng có lợi (chiến lược WIN – WIN): anh cho tôi tiền – tôi quảng cáo cho anh
• Kinh phí Open có thể gây quỹ bằng hoạt động này khoảng 8 đến 10 triệu/tháng
4. Kinh doanh “cửa hàng cơ hội thứ 2”
• Gần giống với việc kinh doanh sản phẩm second-hand, nhưng tính chất của cửa hàng cơ hội thứ 2 khác ở chỗ là sản phẩm kinh doanh hoàn toàn do các TNV xin về (Vốn = 0), và sản phẩm bán ra với giá cực thấp (5k-10k-20k-30k) để phục vụ cho khách hàng là bà con lao động nghèo.
• Số tiền gây quỹ từ hoạt động này: 2 đến 4 triệu/tháng
Open có kinh nghiệm là phải thực sự chăm sóc các nhà tài trợ Doanh nghiệp/Cá nhân, khác xa so với các nhà tài trợ phi chính phủ trong nước hay quốc tế. Thực ra, việc tiếp cận nhà tài trợ Doanh nghiệp/ Cá nhân không khó lắm, nhưng để họ quay trở lại tài trợ lần 2, lần 3 cho mình mới là rất khó, để họ trung thành với tổ chức của mình thì tổ chức phải có 1 chiến lược chăm sóc nhà tài trợ rõ ràng, thường xuyên, liên tục.
Dưới đây là kế hoạch chăm sóc nhà tài trợ của Open. Thực hiện tốt việc chăm sóc này thì họ sẽ tin tưởng hơn, tương tác với họ nhiều hơn thì họ sẽ nắm rõ tình hình hoạt động của Open hơn, và sẵn sàng hỗ trợ Open khi cần thiết và dĩ nhiên là sẽ gắn bó lâu dài hơn với nhóm.
Như trên đã nói, 50% ngân sách của Open là dành cho các hoạt động.
Trong hai năm qua, Nhóm Open – TP Hồ Chí Minh có 3 hoạt động chính
– Vận động chính sách
– Nhà tạm lánh dành cho người bị bạo hành giới
– Truyền thông kiến thức về sức khỏe – giới tính – tình dục
Chia sẻ với chúng tôi qua email, Bạn Phan Thanh Nhàn, người lãnh đạo Open – TP Hồ Chí Minh cho biết trong các hoạt động vì sức khỏe cộng đồng, Nhóm Open có mối quan hệ gần gũi với Ủy Ban Phòng, chống HIV/AIDS TP.Hồ Chí Minh. Phó phòng Can thiệp giảm tác hại đã dẫn dắt cũng như tạo điều kiện cho Open tham gia các khóa tập huấn nâng cao năng lực từ năm 2010 đến nay.
Nhóm Open cũng là 1 chi hội, trực thuộc hội Phòng. Chống HIV/AIDS TP.Hồ Chí Minh, tên gọi đầy đủ là: Chi hội Phòng chống HIV/AIDS OPEN. Các mối quan hệ xã hội này cũng hỗ trợ cho Open mở rộng giao lưu, tìm đối tác xã hội, tiếp tục tồn tại và phát triển bền vững.
BS Đặng Văn Khoát