Trang Chủ Tin tức Kiến thức HIV Đi đập đá sẽ không bị nhiễm HIV

Đi đập đá sẽ không bị nhiễm HIV

4160
0

Câu hỏi:

Bác sĩ cho cháu hỏi đá là cái gì, nếu đi đập đá thì sẽ không bị nhiễm HIV, có đúng hông

Câu hỏi:

Bác sĩ cho cháu hỏi đá là cái gì, nếu đi đập đá thì sẽ không bị nhiễm HIV, có đúng hông?

Trả lời:

Ma túy đá hay còn gọi là hàng đá, chấm đá là tên gọi nói chung cho các loại ma túy tổng hợp, có chứa chất methamphetamine (meth), amphethamine (amph) và niketamid. Các chất này được phối hợp từ nguyên liệu tự nhiên và hóa chất khác nhau trong đó thành phần chính, phổ biến là methamphetamine. Dân nghiện gọi loại ma túy này là đá vì hình dạng bên ngoài trông giống đá – là tinh thể kết tinh thành những mảnh vụn li ti, gần giống với hạt mì chính hoặc hạt muối và óng ánh giống đá.

Ma túy đá không chỉ được biết đến với tác dụng gây phê cho người nghiện mà còn là một loại thuốc khiến người dùng thèm muốn cả chuyện quan hệ tình dục (QHTD). QHTD thường kéo dài, làm cho bao cao su bị khô và dễ rách, làm lây nhiễm HIV qua QHTD. Chất bôi trơn là cần thiết trong trường họp này.

Nhiều người dùng ma túy đá để vui chơi hết mình, chứng tỏ đẳng cấp mà không biết rằng ma túy đấ làm cho sức khỏe lụi tàn, đặc biệt là kích thích trung khu gây tội ác ở não. Những chuyện như xả sung giết hang loạt thành viên trong hoàng gia ở Nepal hoặc giết giảng viên và sinh viên trong trường ở Mỹ đều liên quan đến sử dung ma túy đá. Những người thường xuyên sử dụng ma túy hay chém giết người vô cớ, hiếp dâm, hoang tưởng, mất kiểm soát hành vi. Hậu quả dẫn đến mắc bệnh tâm thần, suy giảm khả năng tình dục.

Dân nghiện có nhiều cách dùng đá: nghiền mịn hút trực tiếp vào mũi, ngậm dưới lưỡi, pha nước uống, đốt lên hít hoặc hút qua nước bằng cái ống thủy tinh trong gọi là “ục”. Họ không tiêm đá nên không sợ bị nhiễm HIV.

Cháu cần biết rằng đá là một loại ma túy phê nhanh và mạnh hơn, tác hại khủng khiếp hơn tiêm chích heroin. Người dùng đá là dân chơi lắm tiền ở các bar,vũ trường, karaoke có nhạc mạnh. Giá mỗi gram “đá” khoảng 2,4 triệu đồng, được chia thành các gói nhỏ gọi là “áo”, giá khoảng 400-600 nghìn đồng. Thiếu tiền, dân nghiện sẽ làm liều để rồi phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.


 
BS. Đặng Văn Khoát