Trang Chủ Tin tức Câu chuyện thành công HÀNH TRÌNH TÌM LẠI CHÍNH MÌNH

HÀNH TRÌNH TÌM LẠI CHÍNH MÌNH

146
0

Trước khi chuyển giới, nhân vật chính trong bộ phim Finding Phong  đã từng sống trong những ngày tháng với  sự cô đơn, buồn chán, tuyệt vọng, thậm chí bị trầm cảm. Cô là một trong những người chuyển giới may mắn được sống với chính bản thân mình. Nhưng xung quanh câu chuyện này còn rất nhiều vấn đề đáng phải bàn luận và suy ngẫm, không ít những khó khăn đang ở phía trước và những quan điểm, nhận thức sai lầm về cộng đồng những người chuyển giới.

Trước khi chuyển giới, nhân vật chính trong bộ phim Finding Phong  đã từng sống trong những ngày tháng với  sự cô đơn, buồn chán, tuyệt vọng, thậm chí bị trầm cảm. Cô là một trong những người chuyển giới may mắn được sống với chính bản thân mình. Nhưng xung quanh câu chuyện này còn rất nhiều vấn đề đáng phải bàn luận và suy ngẫm, không ít những khó khăn đang ở phía trước và những quan điểm, nhận thức sai lầm về cộng đồng những người chuyển giới.

Trong tháng 05 năm 2015, Viện nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi trường (Isee) tổ chức một chuỗi các sự kiện nhân kỷ niệm IDAHOT là ngày thế giới chống kỳ thị và phân biệt đối xử đối với cộng đồng những người đồng tính và chuyển giới (LGBT). Trong đó có buổi chiếu phim về đề tài chuyển giới, trong một phòng chiếu phim khá riêng tư tại phố Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

Bộ phim tài liệu vừa khép lại, những tràng pháo tay liên tục  không ngớt. Nếu người dẫn chương trình không giới thiệu có lẽ mọi người không thể biết rằng cô gái ngồi cùng hàng ghế là nhân vật chính trong phim bởi sự duyên dáng, gợi cảm và đầy nữ tính.

Finding Phong là bộ phim tài liệu kể về thân phận một người chuyển giới quê ở miền Trung sinh năm 1988.  Trong suốt hành trình tìm kiếm  để được sống với đúng giới tính của mình, Phong đã gặp không ít khó khăn. Từ sự kỳ thị, định kiến  của xã hội, sự giằn vặt, tự đấu tranh với chính bản thân mình, phản ứng từ phía gia đình. Đây là những ngày tháng vô cùng khó khăn mà nhân vật chính trong bộ phim đã phải trải qua để đi đến quyết định  cuối cùng, Phong đã dũng cảm thuyết phục được sự ủng hộ của gia đình được sang Thailand gặp bác sĩ  tư vấn và  tiến hành hàng loạt các can thiệp về y học như uống Hormone, phẫu thuật chuyển đổi đúng với giới tính mà Phong mong muốn.

aids_lgbt_flag_1

Những quan niệm khác nhau về người chuyển giới

Anh Cường người đàn ông liên tục hút thuốc lá trong phim là anh trai của Phong, lúc đầu, tóc vẫn còn xanh nhưng cảnh quay ở Thailand tóc đã bạc trắng.  Mặc dù, anh vẫn tôn trọng và ủng hộ quyết định của em mình nhưng  anh vẫn cảm thấy có cái gì đó  tiếc nuối như vừa mất đi một thứ gì đó mà vĩnh viễn không thể lấy lại được. Anh Cường bộc bạch sau khi bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật chuyển giới cho Phong.  Một phụ nữ trong khan phòng hỏi. “Trước khi quyết định chuyển giới em có ân hận không? Vì biết đâu một lúc nào đó, em lại suy nghĩ lại và muốn chuyển giới lại như cũ”.  Phong trả lời. “Dạ không, đây không phải là ham muốn nhất thời mà  là quyết định đúng đắn nhất của em vì từ nhỏ em đã nghĩ mình con gái và em mong muốn được sống với chính bản thân mình”. Phong say sưa kể lại câu chuyện tại quán  bar đã nhận lời vào khách sạn với một người con trai. “Lúc đó, em bị kích thích vui vì được một người đàn ông coi mình là một người con gái nhưng lại lo sợ vì sợ bị nhận ra, thậm chí bị đánh. Em cố tình cho anh ấy nhìn thấy yết hầu ở cổ để biết em là con trai và em đã nói thật. Cũng may là anh ấy cũng hiền lành và nói rằng. “Anh chưa bao giờ ngủ qua đêm với một người chuyển giới và  thương những người như tụi em”. Sau đó, trở em về nhà trọ”.

Môi trường xã hội xung quanh vấn đề chuyển giới

Mặc dù thời gian có hạn nhưng những câu hỏi liên tiếp đặt ra. “Em có cho rằng các bạn giống em có mong muốn được phẫu thuật chuyển giới tại Việt Nam hay không?”.

“Em muốn phẫu thuật ở Việt Nam vì mình là người Việt Nam. Hơn nữa, sau khi phẫu thuật điều trị kinh phí ít hơn. Ở Thailand, việc tái khám đi lại rất khó khăn,  không phải một mình mà còn người nhà nữa. Muốn có luật hỗ trợ vấn đề chuyển giới. Nhiều người, chuyển giới muốn sang Thailand ở bên đó, một người con trai cầm thỏi son trang điểm là chuyện bình thường, không bị phán xét.

“Sau khi chuyển giới, chưa thay đổi được giấy tờ như chứng minh thư nhân dân, em có gặp khó khăn gì trong việc đi lại hay không?”

Phong cười rất tươi và nói với giọng tự tin. “Em đi máy bay, đi tàu về quê đưa chứng minh thư nhân dân ra, người ta nói ảnh trong chứng minh thư không phải là em. Em thanh minh với họ rằng. Em là người chuyển giới. Họ cũng tạo điều kiện và còn động viên em cố lên nhé. Có lẽ là em dễ thương”.

“Vậy còn cơ quan, chỗ làm việc có gây khó khăn gì? Hoặc tạo điều kiện cho em sau khi phẫu thuật chuyển giới hay không?”.

Phong kể lại. “Trước khi phẫu thuật, em có nói chuyện với lãnh đạo cơ quan là em là người người như vậy và em muốn chuyển giới. Cơ quan không gây khó khăn gì vẫn tạo cơ hội cho em được tiếp tục làm việc”.

Bộ phim có nên vươn xa hơn khan phòng này hay không?

Kết thúc buổi chiếu phim Ông Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu Môi trường, Xã hội và Kinh tế và một số người khác cũng có cùng ý kiến nhận xét. Phong là một nhân vật không những  nữ tính mà còn   dũng cảm đã cho khan giả thấy cả những khía cạnh, góc độ  hết sức riêng tư, tế nhị đầy gai góc trong cuộc sống đời thường của nhân vật. Đây là một tư liệu sống cho xã hội, chính là yếu tố thay đổi nhận thức và những quan niệm chưa đúng về những người chuyển giới. Cần chuyển tải tới những nhà hoạch định chính sách, những người làm luật trong bối cảnh đang thay đổi luật dân sự như hiện nay”. “Cho phép em gọi chị là chị, nhìn chị rất xinh”. Một cô gái trong khán phòng nói.

Chúng ta khó có thể hiểu được cảm giác một người con gái bị giam hãm, cầm tù trong hình hài của một người con trai. Điều đó thật khó lý giải, phải chăng đây là sự trớ trêu hay sai lầm của tạo hoá?. Phong là một trong những người chuyển giới may mắn và có phần thuận lợi phải chăng bởi sự dịu dàng, nữ tính,  duyên dáng và sự dung cảm  của cô mang lại cho bản thân. Trong xã hội còn biết bao nhiêu người giống như Phong. Không phải ai cũng có điều kiện cũng như cơ hội sang Thailand để tiến hành phẫu thuật chuyển giới, vấn đề hormone, tái khám rồi rất nhiều thứ khác. Sau khi chuyển giới nếu chưa thay đổi được giấy tờ tối thiểu là chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu…Họ sẽ gặp không ít rắc rối như là đi thuê nhà, mua vé máy bay, mua bảo hiểm y tế… Chẳng lẽ, lúc nào họ cũng phải thanh minh rằng. “Em là người chuyển giới”. Không phải ai cũng thông cảm cho họ giống như trường hợp của Phong. Còn nhiều người chưa được sống với chính bản thân và giới tính của mình, liệu cộng đồng, gia đình và xã hội có chấp nhận họ hay không? Tóm lại, câu chuyện về những người chuyển giới vẫn là một đề tài đáng phải bàn luận vì còn rất nhiều khó khăn đang rình rập trong suốt cuộc đời của họ.

Đồng Đức Thành