Trang Chủ Tin tức Sự kiện HÃY QUAN TÂM ĐẶC BIỆT ĐẾN CÁC EM SỐNG CHUNG VỚI...

HÃY QUAN TÂM ĐẶC BIỆT ĐẾN CÁC EM SỐNG CHUNG VỚI HIV ĐANG SẮP TRƯỞNG THÀNH

109
0

Hiện nay, các em sống chung với HIV được tiếp cận với thuốc ARV nên  sức khỏe được cải thiện đáng kể và tuổi thọ được kéo dài. Rất nhiều em đang và sẽ trở thành thanh thiếu niên ­trong một vài năm tới. Các em sẽ phải đối mặt với rủi ro có thể xảy ra nhưng bố mẹ các em hết sức lúng túng chưa biết phải ứng xử như thế nào.

Một vấn đề thời sự cấp bách

Cách đây khoảng 10 năm cháu D.Q. một bé gái nhiễm HIV ở Hải Phòng mới lên sáu tuổi vẫn theo mẹ lên với các cô chú ở văn phòng Dự án Sáng kiến Chính sách về Y tế ở Hà Nội và chơi đùa quậy phá. Thời gian trôi đi quá nhanh, năm nay các cháu đã trở thành những thiếu nữ 16 tuổi. Tháng trước, chúng tôi xuống Hải Phòng, cháu đang ốm nằm trong phòng. Lúc đó xuất hiện một cậu bạn trai đến thăm, cả hai nói chuyện trong phòng riêng. Chị Hằng mẹ cháu khuyên thế nào cũng không được,  nếu nói nặng sợ cháu tủi thân bỏ nhà đi thì khổ.

062-2015

D.Q. không phải là trường hợp duy nhất. V.H. cậu bé nhiễm HIV ở Quảng Ninh cũng cùng trang lứa với D.Q là con của một anh trong Câu lạc bộ Y. của những người sống chung với HIV. Mẹ của cháu D.Q. và bố cháu V.H. hay nói đùa với nhau là “Hay là tôi với bà nhận thông gia cho chúng nó cưới nhau. Thằng H. nhà tôi gái theo nhiều lắm. Tôi không biết phải giải quyết thế nào”. Các trường hợp như cháu D.Q. và cháu V.H. cho đến nay đã là câu chuyện thời sự cấp bách.

Thu thập nguồn thông tin từ các lãnh đạo các tổ chức cộng đồng của những người sống chung với HIV  tại 06 tỉnh (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình và Thái Nguyên), số các em sống chung với HIV ở độ tuổi từ 10 đến 18  lên tới hàng trăm  (con trai chiếm 60%). Trên thực tế con số này trong cộng đồng người sống chung với HIV có thể nhiều hơn, chưa tính đến những em đang trong các  trung tâm giáo dục và nuôi dưỡng trẻ mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Quan sát thực tế cho thấy một số em  có biểu hiện về tâm lý như trầm cảm, tự kỳ thị và ít cởi mở khi giao lưu với những em cùng trang lứa . Trong khi các em mặc cảm, không tự tin và sống khép kín, it giao tiếp với bạn bè và người lớn thì các bậc phụ huynh như bố mẹ lại thường e ngại không trao đổi về các vấn đề tế nhị như sức  khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục với con cái của họ. Nhiều người bối rôi có thể vì thiếu thời gian dành cho con em hoặc thiếu kỹ năng hỗ trợ các em.

Thay đổi tâm sinh lý và nhu cầu muốn độc lập ở tuổi dạy thì

Vị thành niên có tâm lý chung là tỏ ra muốn độc lập, muốn được người lớn tôn trọng và lắng nghe, muốn được đối xử bình đẳng như người lớn. Bà mẹ của em D.Q  hãy chấp nhận việc con gái của mình, em D.Q. tiếp bạn trai trong phòng riêng của em. Trong căn phòng  chỉ có hai người con trai và con gái nào ai biết trước chuyện gì sẽ xẩy ra?. Nhưng bà mẹ phải tâm sự với con, mà đễ hơn lại  là con gái, giáo dục con về hành vi an toàn, về cách tự bảo vệ mình chứ không thể cấm con tiếp bạn trong phòng riêng.

Vị thành niên thích khám phá cái mới, thử hành vi mới,, quan tâm đến làm đẹp, có nhu cầu mới về ăn mặc và giải trí; về bạn bè cũng như nhu cầu về ham muốn và khám phá tình dục . Vị thành niên ít quan tâm đến hậu quả của hành vi mới có hại cho sức khỏe. Nỗi lo của mẹ em D.Q. và bố em V.H là nếu chúng thử hành vi mới như ma túy đá, ăn cơm trước kẻng, đi xa hơn nữ là mua dâm và bán dâm; lại còn nỗi lo nhiễm HIV và các bệnh viêm gan do các loại virut HBV và HCV. Với ông bố của V.H., lại còn nỗi lo ma túy đá mở đường cho các hành vi tình dục bày đàn và phạm pháp như cướp giật, giết người. Vời bà mẹ em Q.H. lại còn nỗi lo là con bị lạm dụng tình dục, bị hiếp dâm, bị dụ dỗ đi bán dâm, bị bán  ra nước ngoài. Nếu các em phải xa nhà vì đi học, đi kiếm ăn, xa gia đình thì nguy cơ càng lớn.

Các nhóm tự lực và các tổ chức xã hội hãy chủ động giải quyết vấn đề này

Các bạn sống chung với HIV đã trải qua thời thanh thiếu niên sôi nổi, bồng bột của mình và đang khắc phục hậu quả của việc thử các hành vi mới. Trong sinh hoạt nhóm, các bạn hãy chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau, hỗ trợ các gia đình có con đến tuổi cập kê. Các nhóm cúng ta đã góp phần quyết định vào việc chống kỳ thị và phân biệt đối xử, nhiều bạn đã có ARV, đã có sức khỏe, kể cả sức khỏe tình dục và sức khỏer sinh sản, đã có việc làm. Hãy góp phần bảo vệ con em mình, dành thời gia chia sẻ, tâm sự với các con, trên cơ sở thấu hiểu tâm lý vị thành niên và thanh niên. Hãy đối xử với con em mình đồng thời là người bạn của mình. Tình bạn song song với tình cha con, tình mẹ con sẽ bền vững hơn bởii vì chính các bạn trước đây đã có nhiều vấn đề khó nói với gia đình mà chỉ có thể chia sẻ với những người bạn.

Dự án Quỹ toàn cầu và nhiều dự án khác của các tổ chức phi chính phủ nên lồng ghép việc hướng dẫn, tập huấn cho các nhóm sống chung với HIV để các bạn thấu hiểu tâm sinh lý của vị thành niên và quan tâm đến con em của mình đang bước vào tuổi trưởng thành cùng với HIV.

Mong các bạn hãy chia sẻ kinh nghiệm của mình về vấn đề thời sự cấp bách này trên website aids.vn và bản tin của Dự án Quỹ toàn cầu, dự án thành phần VUSTA.

                                                          Lại Minh Hồng và Mặt Trời của Bé