Đây là loại công nghệ áp dụng trên nhiều loại vaccine Covid-19 được chấp thuận trên thị trường hiện nay. Viện cũng tài trợ cho nghiên cứu mang tên HVTN 302 và Mạng Lưới thử nghiệm Vaccine HIV được gây quỹ bởi NIAID, có trụ sở tại Viện nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson tại Seattle đang tiến hành thử nghiệm vaccine.
“Với sự thành công của các vaccine Covid -19 an toàn và hiệu quả cao, chúng ta có một cơ hội hứng khởi để tìm hiểu xem công nghệ mRNA có thể đạt được những kết quả tương tự trước vấn đề nhiễm HIV”, bác sĩ Anthony S. Fauci, Giám đốc viện NIAID cho hay.
Vaccine mRNA hoạt động bằng cách vận chuyển vật chất di truyền đến cơ thể người, sau đó dạy cơ thể tạo ra protein của tác nhân gây bệnh (như virus) để kích hoạt phản ứng miễn dịch. Hệ miễn dịch nhận ra và nhớ lại, từ đó tạo ra lượng kháng thể đáng kể để chống trả nếu sau này tiếp xúc tác nhân gây bệnh đó.
Nghiên cứu HVTN 302 kiểm tra liệu 3 vaccine mRNA thử nghiệm có thể gây ra đáp ứng miễn dịch hay không. Chúng có tên lần lượt là (1) BG505 MD39.3 mRNA, (2) BG505 MD39.3 gp151 mRNA, và (3) BG505 MD39.3 gp151 CD4KO mRNA.
Mỗi ứng viên vaccine này được thiết kế để trình diện protein gai trên bề mặt HIV – loại protein tạo điều kiện thuận lợi để đi vào tế bào người. Mỗi loại vaccine thử nghiệm mã hoá cho các loại protein khác nhau, nhưng đều mang tính ổn định và có mối liên hệ cao. Không loại vaccine nào có thể gây nhiễm HIV.
Trình tự mRNA chuyên biệt trong vaccine được thiết kế và phát triển bởi những điều tra viên nghiên cứu tại IAVI và Viện nghiên cứu Scripps, được gây quỹ bởi NIAID (CHAVD) và Quỹ Bill & Melinda Gates, phối hợp với các nhà khoa học tại Cambridge và Công ty Moderna trụ sở tại Massachusetts. Moderna sản xuất vaccine thử nghiệm thông qua hợp đồng với NIAID.
Tế bào Lympho T nhiễm HIV dưới kính hiển vi điện tử
Được dẫn dắt bởi những người điều tra chính – bác sĩ Jesse Clark từ UCLA và bác sĩ Sharon Riddler từ Đại Học Pittsburgh – nghiên cứu HVTN 302 sẽ tuyển 108 người trưởng thành khỏe mạnh có độ tuổi từ 18 đến 55 tại 11 bang trên Mỹ. Mỗi ứng viên sẽ được phân bố ngẫu nhiên vào một trong 6 nhóm, được chích 3 lần loại vaccine thử nghiệm.
Ba nhóm đầu tiên (mỗi nhóm 18 người) – nhóm A sẽ được tiêm bắp liều 100 microgam loại vaccine được chỉ định ở lần khám đầu tiên, tháng thứ 2 và tháng thứ 6. Họ sẽ được đánh giá trong vòng 2 tuần kể từ lần tiêm vaccine đầu tiên để đảm bảo thỏa mãn tiêu chuẩn an toàn.
Nếu ổn, ba nhóm nhỏ còn lại (mỗi nhóm 18 người) của nhóm B sẽ được tiêm liều 250 microgam liều vaccine chỉ định, sau đó tiêm liều thứ 2 vào tháng thứ 2 và liều cuối vào tháng thứ 6 kể từ lần tiêm đầu.
Vấn đề an toàn và đáp ứng miễn dịch sẽ được kiểm chứng qua việc lấy mẫu máu và sinh thiết hạch lympho, vốn được thực hiện ở những mốc thời gian cụ thể trong thử nghiệm lâm sàng. Các nhà nghiên cứu lâm sàng sẽ quan sát kỹ về vấn đề an toàn của ứng viên trong suốt nghiên cứu. Thử nghiệm lâm sàng dự kiến kết thúc vào tháng 7/2023.
Viện Dị Ứng và Truyền Nhiễm thực hiện và hỗ trợ các nghiên cứu tại Viện Y tế Quốc gia Mỹ và khắp thế giới để nghiên cứu nguyên nhân của bệnh truyền nhiễm và bệnh lý liên quan miễn dịch. Từ đó phát triển giải pháp tốt hơn về phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị bệnh.
Hoa Kỳ thử nghiệm lâm sàng vaccine mRNA phòng HIV
Viện Dị Ứng và Truyền Nhiễm Quốc Gia (NIAID) thuộc Viện Y tế Quốc gia Mỹ đã thực hiện thử nghiệm lâm sàng pha 1 đánh giá 3 loại vaccine HIV thử nghiệm dựa trên nền tảng mRNA. Đây cũng là loại công nghệ được áp dụng trên nhiều loại vaccine Covid-19 đang sử dụng hiện nay.