Trang Chủ Tin tức Kiến thức HIV HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC NHIỄM HIV VÀ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN...

HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC NHIỄM HIV VÀ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN SỬ DỤNG CHẤT

85
0

Số liệu thống kê mới đây cho thấy, hiện nhóm nghiện chích ma túy vẫn là nguồn lây chính HIV (có đến gần 45% số người dương tính với HIV là người nghiện chích ma túy). 

Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân điều trị Methadone nhiễm HIV chiếm trên 20%. Tỷ lệ bệnh nhân quay lại điều trị ARV trong nhóm bệnh nhân điều trị Methadone chiếm khoảng 60%.

Theo TS Phạm Đức Mạnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y Tế) , trước đây, nguồn kinh phí triển khai cho các hoạt động chăm sóc HIV và điều trị rối loạn sử dụng chất đều do các dự án và tổ chức quốc tế viện trợ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nguồn lực này ngày càng giảm, do đó ngành y tế định hướng chuyển đổi từ phòng, chống HIV/AIDS (PCHA) chủ yếu dựa vào viện trợ (tổ chức, nhân lực, thuốc…) sang PCHA lồng ghép vào hệ thống y tế, phân cấp và dựa vào ngân sách trong nước (chủ yếu là ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế). 

Xét nghiệm tự nguyện cho người nghiện chích ma túy. Ảnh Internet

Khi nguồn lực cho các chương trình PCHA đang có xu hướng giảm mạnh thì chương trình lồng ghép chăm sóc HIV và điều trị rối loạn sử dụng chất là phương pháp hữu hiệu tiết kiệm chi phí chung cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS.

Bên cạnh đó, chương trình lồng ghép hướng mục tiêu dài hạn nhằm nâng cao chất lượng điều trị HIV và điều trị nghiện. Cụ thể, chương trình giúp bệnh nhân dễ tiếp cận với các dịch vụ, giúp tăng tỷ lệ bệnh nhân xét nghiệm dương tính tiếp cận với chương trình chăm sóc điều trị, tăng tỷ lệ bệnh nhân tham gia chương trình chăm sóc điều trị; tăng tính tuân thủ điều trị của bệnh nhân điều trị ARV và Methadone; giảm số lượng nhân lực tham gia công tác trong lĩnh vực; tiết kiệm thời gian và chi phí cho bệnh nhân cũng như cho toàn chương trình PCHA.

Để chương trình lồng ghép chăm sóc HIV và điều trị rối loạn sử dụng chất đạt được hiệu quả cao, ngành y tế đã đặt ra 4 nhiệm vụ trọng tâm cần gấp rút triển khai bao gồm: Củng cố và kiện toàn mạng lưới PCHA; khẩn trương mở rộng điều trị thay thế bằng thuốc Methadone; tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị ARV và đảm bảo nguồn tài chính bền vững cho PCHA.

Cụ thể, chương trình tập trung triển khai các hoạt động phát triển, đa dạng hóa mô hình lồng ghép bao gồm: Mô hình lồng ghép 3 trong 1 (đưa cả 3 dịch vụ (điều trị Methadone, điều trị ARV và OPC (phòng khám ngoại trú) vào cùng một điểm, sử dụng chung hệ thống nhân lực để tiết kiệm nguồn lực); lồng ghép điều trị Methadone và ARV, cùng bác sỹ để tiết kiệm nhân lực và tăng hiệu quả điều trị cũng như theo dõi người bệnh; lồng ghép Methadone và OPC nhưng vẫn sử dụng hai bác sỹ; không lồng ghép điều trị.

Bên cạnh đó, tăng cường tối đa việc tiếp cận dịch vụ của người bệnh đến một điểm có thể nhận và sử dụng nhiều dịch vụ như tăng cường chuyển gửi bệnh nhân tham gia điều trị Methadone đến sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm định kỳ và đăng ký chăm sóc điều trị khi cần. Đồng thời, tăng cường chuyển gửi và giới thiệu người nghiện chất ma túy đang là bệnh nhân điều trị ARV tham gia điều trị Methadone.

V.Anh ( Th theo Nguồn Bộ Y Tế)