Trang Chủ Tin tức Câu chuyện thành công LÁ CỜ CẦU VỒNG VÀ HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH

LÁ CỜ CẦU VỒNG VÀ HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH

117
0

Người sáng tạo lá cờ Cầu vồng . Họa sĩ Gilbert Baker

Xuất hiện năm 1978, cờ cầu vồng được sáng tạo bởi họa sĩ Gilbert Baker, được xem là “lá cờ tự do”, biểu tượng của cộng đồng đồng tính toàn thế giới, bao gồm đồng tính nữ (lesbian), đồng tính nam (gay), lưỡng tính (BI) và chuyển giới (trans). Họa sĩ Gilbert Baker đã lấy cảm hứng từ hình ảnh “Racing Flag” – lá cờ thường xuất hiện trong các giải đua môtô tốc độ để thiết kế lá cờ này. Ông đã bán ý tưởng về lá cờ cầu vồng cho Paramout – một công ty chuyên sản xuất cờ để sản xuất và giới thiệu ra thị trường.

Sáu màu của lá cờ

aids_lgbt_flag_1

Lá cờ nguyên thủy do họa sĩ Gilbert Baker sáng tác có 8 màu, sau đó vào năm 1979 rút xuống còn 6 màu (bỏ màu hồng và màu ngọc lam) để tính thẩm mỹ của nó cao hơn. Sáu màu cơ bản trên lá cờ là: đỏ, cam, vàng, xanh lá cây, xanh dương, tím, trình bày theo đúng trình tự xuất hiện của cầu vồng trong tự nhiên.

Những gam màu khác nhau tượng trưng cho sự đa dạng của cộng đồng, thể hiện niềm hy vọng cũng như sự khát khao cho cộng đồng những người đồng tính trên toàn thế giới. Các gam màu trên lá cờ đặc biệt này mang những ý nghĩa sau: Màu đỏ tượng trưng cho dũng khí, màu cam tượng trưng cho nhận thức và các khả năng, màu vàng tượng trưng cho sự thách thức, màu xanh lá cây thể hiện sự khích lệ và phấn đấu, màu xanh dương là hy vọng, sự chia sẻ, giúp đỡ, đấu tranh và màu tím tượng trưng cho sự thống nhất, hòa hợp, đoàn kết.

Xuất hiện lần đầu tiên

aids-dongtinh1

Tháng 10/1978, người giám sát thành phố San Francisco, Harvey Milk – một người đồng tính công khai – đã bị ám sát. Điều này khiến cộng đồng gay trên toàn nước Mỹ choáng váng. Bi kịch đó đã thúc đẩy giới đồng tính lên tiếng để bảo vệ chính mình trước áp lực xã hội. Một cuộc diễu hành lớn của giới đồng tính diễn ra ở San Francisco, mục đích để những người xung quanh nhận thấy sức mạnh cũng như tình đoàn kết của cộng đồng này. Họ đã chọn lá cờ cầu vồng của Gilberrt Baker thiết kế làm biểu tượng xuất hiện trong cuộc diễu hành, lúc này lá cờ từ 8 màu đã được rút xuống còn 6 màu để thích hợp với mục đích trang trí, tạo ấn tượng do đối xứng cân bằng giữa hai bên lề đường của lộ trình diễu hành (mỗi bên có 3 mầu).

Từ đó đến nay, trong những cuộc diễu hành lớn, ở những nơi có nhiều người đồng tính hội tụ người ta đều thấy lá cờ này dưới nhiều hình thức thể hiện khác nhau như in trên quần áo, biểu ngữ, đồ trang sức, hình vẽ.

Kỷ niệm 20 năm Giải thưởng Johannesburg. Nam Phi là nước đầu tiên ở châu Phi công nhận hôn nhân đồng tính

Lần xuất hiện ấn tượng nhất. Lá cờ Cầu vồng dài 1.160m

Lá cờ này gây ấn tượng mạnh nhất vào lần kỷ niệm thứ 25 “Ngày nổi loạn ở Stonewall” năm 1996 tại thành phố New York. Cuộc nổi loạn Stonewall là một loạt các vụ bạo lực và tự phát của những người đồng tính chống lại cảnh sát xảy ra ngày 28/6/1969 ở quán rượu Stonewall tại khu Greenwich Village, New York. Nó đánh dấu bước khởi đầu của phong trào đấu tranh cho quyền lợi của người đồng tính ở Mỹ và trên toàn thế giới. Hằng năm, những người đồng tính ở nhiều quốc gia vẫn có những buổi diễu hành lớn để kỷ niệm sự kiện này. Trong buổi diễu hành năm 1996, một lá cờ cầu vồng khổng lồ dài 1 dặm (tương đương 1,61 km) đã được may và tung bay cùng đoàn diễu hành, sau đó nó được cắt thành từng đoạn và được sử dụng đến tận ngày nay ở nhiều nơi trên thế giới.

42 năm đã trôi qua sau sự kiện Stonewall và hơn 30 năm lá cờ cầu vồng xuất hiện, hình ảnh lá cờ 6 màu đã trở nên khá quen thuộc trên toàn thế giới nhưng quan điểm của các quốc gia về người đồng tính vẫn chưa thống nhất. Ở nhiều nơi, đồng tính bị coi là sai trái, bị kỳ thị và xa lánh, kể cả tại những nước đề cao quyền dân chủ thì vẫn có những bất công nhất định trong đối xử đối với các cặp đôi này.

Hôn nhân đồng tính ở Việt Nam

Kể từ ngày 12/11/2013, tất cả những cặp hôn nhân đồng tính tại Việt Nam đều sẽ được Chính phủ chấp thuận cho việc kết hôn và sống chung với nhau như vợ chồng. Đây có thể xem là tin mừng lớn nhất cho cộng đồng LGBT (đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới). nói chung và những cặp đôi đồng tính nói riêng ở Việt Nam.

Không chỉ riêng những cặp đôi đồng tính mà ngay cả những bạn trẻ bình thường cũng đã lên tiếng chúc mừng cho sự việc quan trọng này. Bởi vì, sau nhiều năm trông chờ, hi vọng và không ngừng đứng lên đấu tranh giành tiếng nói cho người đồng tính, thì kể từ ngày 12/11/2013, Chính phủ đã chính thức cho phép việc kết hôn giữa những người đồng tính.

Theo Nghị định số 110/2013/NĐ-CP được bắt đầu có hiệu lực từ thời điểm này thì sẽ không còn việc loại bỏ kết hôn giữa người cùng giới tính. Điều này đồng nghĩa với việc tổ chức tiệc cưới (nhưng không đăng kí kết hôn) giữa những người thuộc giới tính thứ 3 là hoàn toàn hợp pháp và không bị xử phạt hành chính như trước đây.

Chiến dịch “I do” vừa qua của các bạn trẻ để ủng hộ sửa đổi luật cho phép hôn nhân đồng tính Bên cạnh đó, những cặp đôi đồng tính sẽ có quyền sống chung và tự do sinh hoạt trong cộng đồng. Trong trường hợp chính quyền địa phương có đến can thiệp hay bắt xử phạt thì có thể viện diễn Nghị định này để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Nguồn: http://kenhsuckhoe.vn/tin-tuc/hon-nhan-dong-tinh-chinh-thuc-cho-phep-o-viet-nam/

                                                                        Đặng Anh Tuấn sưu tầm