Chiều 24/9, tại Hà Nội, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức hội thảo Tổng kết Dự án Lãnh đạo, Quản lý và Quản trị – Hỗ trợ Chuyển giao (LMG-TSP).
Chiều 24/9, tại Hà Nội, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức hội thảo Tổng kết Dự án Lãnh đạo, Quản lý và Quản trị – Hỗ trợ Chuyển giao (LMG-TSP).
Giám đốc USAIDS Việt Nam Joakim Parker.
Giám đốc USAIDS Việt Nam Joakim Parker cho biết, Dự án LMG-TSP do Chương trình cứu trợ Khẩn cấp về HIV/AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR) tài trợ thông qua USAID nhằm hỗ trợ củng cố hệ thống y tế quốc gia bằng việc giải quyết các nhu cầu về năng lực lãnh đạo, quản lý và quản trị của các nhà hoạch định chính sách, các nhà cung cấp dịch vụ y tế và các nhà quản lý chương trình để cung cấp các dịch vụ y tế có chất lượng tại các cấp trong hệ thống y tế.
Ở Việt Nam, dự án có mục tiêu giúp xây dựng năng lực và phối hợp với Chính phủ Việt Nam trong các chính sách, lập kế hoạch và điều phối liên quan đến hoạt động chuyển giao nhằm hỗ trợ công tác PC HIV/AIDS bền vững, do quốc gia làm chủ ở cấp trung ương và địa phương.
Dự án LMG-TSP được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2012 đến tháng 9/2014, thí điểm triển khai hai công cụ tại Hải Phòng. Cụ thể, công cụ thứ nhất là giúp xác định chính xác nhu cầu nhân sự của Tổ chức Y tế Thế giới (WISN) hỗ trợ công tác quy hoạch nhân sự. Công cụ WISN giúp Hải Phòng xác định số lượng nhân viên cần có để đáp ứng nhu cầu về dịch vụ PC HIV/AIDS.
Trước khi sử dụng WISN, Hải Phòng chưa có bất kỳ cơ sở bằng chứng nào để xác định số lượng nhân viên cần thiết đáp ứng nhu cầu dịch vụ. Công cụ này cũng thống nhất với Nghị định 41/2012 của Chính phủ Việt Nam quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Công cụ thứ hai là giúp xây dựng các biện pháp can thiệp HIV’AIDS thống nhất với hoạt động quốc gia PC HIV/AIDS được gọi là Hệ thống Dynamics (SD). Công cụ này là một ứng dụng trên máy tính cho phép các bên liên quan mô phỏng các “kịch bản” nếu xẩy ra và dự báo tình huống bằng cách thay đổi ngân sách, nhân sự, các dịch vụ điều trị và dự phòng cũng như các biến số có tác động đến sự lây lan của HIV.
Công cụ SD cho phép các bên liên quan hình dung tác động từ những quyết định của họ đối với hoạt động y tế, giúp các bên liên quan xây dựng một kế hoạch thuyết phục cho chiến lược cụ thể nhằm duy trì và tiếp tục đạt được những tiến bộ trong cuộc chiến PC HIV/AIDS tại Việt Nam.
Áp dụng thực tế hai công cụ lập kế hoạch WISN và SD đã giúp các lãnh đạo của thành phố Hải Phòng tự tin sử dụng dữ liệu giúp họ đưa ra những quyết định dựa trên bằng chứng về nhu cầu nhân lực và phân bổ nguồn lực.
Tiếp nối thành công ban đầu tại Hải Phòng, dự án LMG-TSP tiếp tục nhân rộng các kỹ năng sử dụng dữ liệu cho mục đích lập kế hoạch và ra quyết định ngoài địa bàn Hải Phòng thông qua việc đào tạo nhóm Công tác Kỹ thuật Nhân lực Quốc gia của Cục phòng, chống HIV/AIDS về sử dụng công cụ WISN và sử dụng phòng khám ngoại trú Từ Liêm làm cơ sở thực hành.
V.Anh
(theo Cổng thông tin Phòng chống HIV/AIDS Hải Phòng)