Trang Chủ Tin tức Báo chí viết về chúng ta Tăng cường vai trò của xã hội dân sự trong phòng chống...

Tăng cường vai trò của xã hội dân sự trong phòng chống HIV/AIDS

98
0

Các tổ chức xã hội dân sự đã và đang tham gia ngày càng tích cực hơn trong ứng phó quốc gia với HIV/AIDS, nhưng các hoạt động còn tản mạn và chưa đồng đều. Vì thế, yêu cầu đặt ra hiện nay là cần thành lập một ban điều phối.

Các tổ chức xã hội dân sự đã và đang tham gia ngày càng tích cực hơn trong ứng phó quốc gia với HIV/AIDS, nhưng các hoạt động còn tản mạn và chưa đồng đều. Vì thế yêu cầu đặt ra hiện nay là cần thành lập một ban điều phối.

Theo “Chiến lược tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự vào công cuộc phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2020” do Ban quản lý các dự án thành phần Vusta, Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV tại Việt Nam soạn thảo, Ban điều phối sẽ bao gồm các thành viên đại diện cho các nhóm tổ chức xã hội dân sự tham gia phòng chống HIV/AIDS, bao gồm các tổ chức phi chính phủ của Việt Nam, các tổ chức dựa vào cộng đồng, các mạng lưới những người có HIV, hay bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, các tổ chức tôn giáo; các tổ chức từ thiện, và Liên hiệp các hội kỹ thuật Việt Nam (VUSTA).

Theo đó, Ban điều phối sẽ đảm nhận ba vai trò chính: (1) Truyên truyền phổ biến về chiến lược tới các tổ chức xã hội dân sự, các đối tác trong nước và quốc tế, các cơ quan ban ngành…nhằm tạo sự ủng hộ và hỗ trợ của các tổ chức này, cũng như huy động các nguồn lực khác nhau của xã hội và cộng đồng quốc tế vào công cuộc phòng chống HIV/AIDS; (2) Cụ thể hóa chiến lược thành các định hướng kế hoạch cụ thể hàng năm. Trên cơ sở các định hướng này, mỗi tổ chức xã hội dân sự sẽ xác định kế hoạch hoạt động phù hợp cho tổ chức mình; (3) Theo dõi và giám sát thực hiện chiến lược. Các số liệu này sẽ được phổ biến tới các tổ chức xã hội dân sự và các bên liên quan, cũng như là căn cứ để xây dựng các định hướng chiến lược hàng năm.

Sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự vào phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam là tất yếu và không thể thiếu để bảo đảm tính bền vững của ứng phó quốc gia. Các tổ chức xã hội dân sự đồng hành cùng với các cơ quan của Chính phủ ở Trung ương và địa phương, và các tổ chức khác trong quá trình ứng trả với đại dịch HIV/AIDS.

Các tổ chức xã hội dân sự là đối tác bình đẳng với các đối tác khác, tham gia đầy đủ từ hoạch định chính sách, xây dựng, thực hiện và quản lý, giám sát các chương trình/dự án liên quan đến phòng chồng HIV/AIDS ở Việt Nam.

Sự phát triển của xã hội dân sự phản ánh qua việc các nhóm tự lực và mạng lưới của những người sống với HIV và các nhóm quần thể chính có nguy cơ cao lây nhiễm HIV ngày càng mở rộng và lớn mạnh hơn; đại diện của các tổ chức xã hội dân sự góp mặt trong các diễn đàn quan trọng của Quốc gia- Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt nam chính thức trở thành thành viên của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm và là thành viên của Cơ chế điều phối Quốc gia về Quĩ toàn cầu Việt nam từ năm 2011.

HIV là vấn đề phát triển, có tác động không chỉ trong phạm vi quốc gia mà là trên bình diện toàn cầu, vì vậy cần thiết phải gắn chặt vấn đề phòng chống HIV/AIDS với phát triển cộng đồng.

Bối cảnh môi trường cho sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự vào công cuộc phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam có những thuận lợi nhất định liên quan đến chính sách cởi mở hơn, khung pháp lý ngày một hoàn thiện hơn, vị trí và vai trò của các tổ chức CSO ngày được khẳng định rõ hơn trong cộng đồng và xã hội.

Đồng thời, các yếu tố môi trường cũng tạo ra không ít khó khăn thách thức cho các tổ chức xã hội dân sự tham gia phòng chống AIDS. Đó là những thách thức liên quan đến các rào cản hiện tại của khung pháp lý, sự phân biệt kỳ thị vẫn tồn tại trong xã hội, sự giảm dần và thiếu bền vững của các nguồn tại trợ quốc tế, cũng như diễn biến phức tạp của đại dịch HIV/AIDS.

Nguồn Baomoi.com