Trang Chủ Tin tức Tập huấn chia sẻ vấn đề bình đẳng với người đồng tính,...

Tập huấn chia sẻ vấn đề bình đẳng với người đồng tính, mại dâm và ma túy

171
0

Trong hai ngày 26 – 27 tháng 8 năm 2017 tại Phòng khám Từ thiện Kim Long Huế, hơn 40 tham dự viên gồm Bác sĩ, nữ tu, ni cô, tình nguyện viên các tôn giáo, đại diện các nhóm bị tổn thương đến từ hai tỉnh Thừa Thiên-Huế và Quảng Trị đã tham dự tập huấn với chủ đề “Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với liên quan đến HIV”.

Cùng tham dự hai ngày tập huấn có Bác sĩ Lê Xuân Kỳ, Phó trưởng Khoa Truyền thông và Can thiệp của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Thừa Thiến Huế, Ni cô Thích Nữ Tịnh Hỷ đại diện Phòng khám Tuệ tĩnh đường Hải Đức Huế, Nữ tu Nguyễn Liên Để, phó Bề trên Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế.

Ba đề tài nổi bậc nhất về các nhóm nguy cơ cao như đồng tính, mại dâm và ma túy lần đầu tiên được hai diễn giả đến từ Hà Nội, Tiến sĩ Khuất Thu Hồng và Thạc sĩ Nguyễn Vân Anh của Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội Việt Nam đưa ra thảo luận đã thu hút các tham dự viên và họ đã chia sẻ cách đối phó với các vấn đề này từ nhóm hai người gọi là “nhóm rầm rì”, đến nhóm bảy người và lớn hơn là nhóm 20 người.

Các diễn giả TS. Khuất Thu Hồng và ThS Nguyễn Vân Anh tại lớp tập huân
Các diễn giả TS. Khuất Thu Hồng và ThS Nguyễn Vân Anh tại lớp tập huân

Đề cập đến các yếu tố đồng tính

Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội nêu lên ba lý do chính trong 10 tương giao với người đồng tính, thứ nhất họ cũng là một con người được sinh ra tự nhiên, thứ hai đồng tính không phải là chứng bệnh tâm thần vì trong số họ có những nhạc sĩ tài hoa, những đại sứ được nhiều người thời nay biết đến, thứ ba họ có thể sinh con và có những cảm xúc mong muốn như như tất cả người khác, không những nam giới mà nhiều phụ nữ, trẻ em cũng có nguy cơ bị kỳ thị, họ phải che dấu thân phận và sống trong bí mật để lấy vợ sinh con.

Một tham dự viên, nay là cô giáo chủ nhiệm lớp tám của một trường trung học cơ sở tại Quảng Trị, cô giáo chia sẻ về trải nghiệm của mình từ thuở thiếu thời, cô vẫn mong muốn mình là một bé trai, cô luôn thay đổi y phục là nam giới và thích làm những việc nặng nhọc mà các bạn nam giới thích như tập cử tạ, tham gia đội bóng với nam giới của xóm. Những bộ đồng phục nam giới khi mua về, cô luôn gởi ở nhà bạn và cô không dám đưa về nhà vì cha mẹ cô không muốn cô trở thành cậu học trò.

Điều đau khổ nhất của tôi là muốn mình là con trai mà gia đình không hỗ trợ và hạnh phúc nhất của tôi là được bà con công nhận là nam giới.”  –  Cô nói.

Nhiều tham dự viên đã bàn tới câu hỏi gợi ý của diễn giả đưa ra tình dục giữa hai người đàn ông là vi phạm đạo đức tôn giáo?

Nữ tu, bác sĩ Nguyễn Thị Hiền chia sẻ quan điểm tình dục giữa hai người đàn ông tuy là vi phạm đạo đức đối với tôn giáo. “Nhưng trong tình yêu thì không loại trừ một ai cho dù họ là người đồng tính, và khi một người đồng tính bị lây nhiễm HIV nếu chúng ta tiếp tục xa lánh họ rồi dẫn đến hậu quả họ lại bị kỳ thị thêm một lần nữa thì đó là sự tồn tại của kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV”,   Sơ Hiền nói.

Bàn về phụ nữ bán dâm

Chị Mai Thị M, một tham dự viên chia sẻ hoàn cảnh sau khi chồng chị mất năm 1999, do hoàn cảnh túng thiếu nên chị M không có tiền để trả tiền thuê nhà cho chủ nhà, gia đình chị bị chủ nhà đuổi rời khỏi nhà khiến ba mẹ con chị phải di chuyển từ thành phố về quê sống với cha mẹ già. Ở quê chị vừa không có việc làm vừa không có ruộng đất để canh tác và căn bệnh ung thư vú của người mẹ trầm trọng cần có tiền để chữa bệnh, khiến chị M đi bán dâm, nhờ vậy mà chị M nhanh chóng có đủ tiền để chu cấp cho cả nhà và con chị ăn học.

Sau khi hoàn lương, nhờ số vốn các Sơ và đoàn thể xã hội giúp đỡ, chị thuê được một lô hàng tại chợ để mở quán bán áo quần trẻ em, dần dần chị mua được đất dựng nhà cấp bốn và lập vườn trồng ổi, thanh trà và chăn nuôi lợn.

Chia sẻ của một người nhóm mại dâm
Chia sẻ của một người nhóm mại dâm

Chị nói chị biết ơn những tổ chức đoàn thể đã giúp chị hòa nhập cộng đồng nhưng  “Đôi lúc tôi vẫn bắt gặp những ánh mắt soi mói của mấy người hàng xóm và cảm thấy đau lòng khi nghe những lời chỉ trích bóng gió.”  – Chị M nói.

Tiến sĩ Khuất Thu Hồng trích một đoạn trong Kinh Thánh nói về Chúa Giêsu không kết án người phụ nữ bị bắt vì phạm tội  ngoại tình, theo đó các tham dự viên có thể hiểu được vấn đề nghiêm trọng duy nhất mà những người bán dâm phải đối mặt từ các nguy cơ lây nhiễm HIV, bị kỳ thị và phân biệt đối xử và cần sự cảm thông với những phụ nữ bán dâm.

Sau hơn 20 năm ngoài việc phục vụ các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, các nữ tu Huế còn giúp các phụ nữ lầm lỡ, trong số họ có các chị mặt còn non nớt và là phụ nữ bán dâm.

Điều quan trọng là chúng tôi cứu họ và giảm phân biệt đối xử với họ, có những chị em phải che giấu hoàn cảnh và công việc của họ. Các Sơ đã tạo điều kiện nơi ở, cung cấp thức ăn, thuốc men, sinh nở miễn phí cho họ”.  –    Chị Sa, tình nguyện viên nói.

Người tiêm chích ma túy

Anh Hoàng Đình  H., bộc lộ rằng trước đây, chính anh là đối tượng nghiện ma túy nặng do anh thường xuyên giao du với bạn bè tiêm chích ma túy, anh đau khổ và tuyệt vọng bởi những hành vi sỉ nhục của hàng xóm, họ dùng những lời nói thô bạo nhất để mắng nhiếc anh, và càng bực tức hơn nữa khi nghe những lời chửi khéo rất thâm độc của anh chị em trong gia đình.

Nhưng tôi vẫn tìm đến ma túy vì cảm giác thiếu ma túy đã khiến cơ thể vật vã đau đớn tột cùng và tôi đã tìm mọi cách cho bằng được để có tiền mua ma túy nhằm lấy lại cảm giác sung sướng và niềm vui của ma túy.”   Anh H nói.

Biết tôi nghiện ma túy nhưng các anh chị tình nguyện viên vẫn tìm cơ hội thăm tôi tại các quán cà phê và khuyến khích tôi làm lại cuộc đời. “Dần dần với quyết tâm, tôi đã tìm đến Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS của tỉnh Thừa Thiên Huế và được các bác sĩ đón nhận và giúp tôi điều trị nghiện heroin bằng Methadone”.

Anh H đã khá lên nhờ điều trị thuốc Methadone của dự án Quỹ Toàn Cầu Phòng chống HIV/AIDS hỗ trợ cho Thừa Thiên Huế, và anh mong muốn những người nghiện các chất dạng thuốc phiện hay heroin cần đến ngay các cơ sở điều trị Methadone.

Ý chí mạnh mẻ cũng góp phần cho sự thành công của việc cai nghiện, Tiến sĩ Khuất Thu Hồng lưu ý cảm giác ma túy đem lại sự không có ở trần gian vì nó tuyệt vời nhưng khi đã nghiện rồi lúc đó muốn bỏ thì muộn do cơ thể gặp ảo giác hàng triệu dòi bò khắp cơ thể. “Nhưng một khi bệnh nhân tuân thủ tốt điều trị thì sức khỏe và tinh thần họ cũng có những sự thay đổi tích cực như biết quan tâm giúp đỡ mọi người, biết nhận trách nhiệm khi được giao việc và tâm lý tiêu cực như tự ty, mặc cảm của họ cũng dần chuyển biến.”

Vòng tay tình bạn
Vòng tay tình bạn

Lớp tập huấn được tổ chức nhân dịp đánh dấu năm thứ 21 Phòng khám Từ thiện Kim Long với chương trình Phòng chống HIV/AIDS. Lớp tập huấn đã bổ sung những thiếu hụt về kiến thức ở tham dự viên về các nhóm nguy cơ cao. Qua lớp tập huấn, Lãnh đạo tu sĩ, tín đồ, các nhóm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc, điều trị, dự phòng HIV/AIDS miền Trung đã không phản ứng trái chiều khi thể hiện tình liên đới với nhóm người đồng tính, mại dâm và ma túy.

Ngọc Giáo