Trang Chủ Tin tức Thông báo Tóm tắt hướng dẫn quy trình, thủ tục đăng ký pháp nhân...

Tóm tắt hướng dẫn quy trình, thủ tục đăng ký pháp nhân cho các tổ chức cộng đồng (CBOS)

92
0

Điều 5 Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội có quy định về điều kiện thành lâp hội như sau:

CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC THÀNH LẬP PHÁP NHÂN

1. Thành lập Hội

1.1 Điều kiện thành lập

Điều 5 Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội có quy định về điều kiện thành lâp hội như sau:

–  Có mục đích hoạt động không trái với pháp luatajl không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn hoạt động;

–  Có điều lệ;

–  Có trụ sở hoạt động;

–  Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia Hội: Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập Hội; hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập Hội; Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập Hội; Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập Hội.

Số lượng thành viên Ban vận động thành lập hội cũng tùy thuộc vào phạm vi hoạt động của Hội: Hội toàn quốc có ít nhất 10 thành viên; Hội trong tỉnh có ít nhất 5 thành viên; Hội trong huyện, xã có ít nhất 3 thành viên. Ban vận động phải được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công nhận.

1.2 Các bước thành lập

Bước 1: Thành lập và xin công nhận Ban vận động, hồ sơ gồm hai bộ:

–  Đơn xin công nhận ban vận động thành lập hôi, trong đơn có nêu rõ tên hội, tôn chỉ, mực đích của hội, lĩnh vực mà hội dự kiến hoạt động, phạm vi hoạt động, dự kiến thời gian trù bị thành lập hội và nơi tạm thời làm địa điểm hội họp;

–  Danh sách và trích ngang của những người dự kiến trong ban vận động thành lập hội

Bước 2: Xin phép thành lập hội, hồ sơ gồm:

–  Đơn xin phép thành lập;

–  Dự thảo điều lệ;

–  Dự kiến phương hướng hoạt động;

–  Danh sách những người trong ban vận động thành lập được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;

–  Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập hội;

–  Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội;

–  Vản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có)

Bước 3: Tổ chức đại hội thành lập và xin phê duyệt Điều lệ

Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày quyết định cho phép thành lập hội có hiệu lực, ban vận động thành lập hội phải tổ chức đại hội. Nội dung chủ yếu của đại hội:

–  Công bố quyết định cho phép thành lập hội

–  Thảo luận và biểu quyết Điều lệ hội;

–   Biên bản bầu ban lãnh đạo và ban kiểm tra

–  Thông qua chương trình hoạt động 
của hội;

–  Thông qua nghị quyết đại hội

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đại hội, ban lãnh đạo hội gửi tài liệu đại hội đến cơ quan nhà nước đã quyết định cho phép thành lập hội gồm:

–  Điều lệ và biên bản thông qua điều lệ hội;

–  Biên bản bầu lãnh đạo, ban kiểm tra (có danh sách kèm theo) và lý lịch người đứng đầu hội;

–  Chương trình hoạt động của hội;

–  Nghị quyết đại hội

2. Thành lập Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện

2.1 Điều kiện thành lập

Điều kiện thành lập hội được quy định tại Chương II Nghị định 148/2007/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện:

–  Có mục đích hoạt động trong các lĩnh vực: khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, khoa học, từ thiện, nhận đạo và các mục đích phát triển cộng đồng, không vì lợi nhuận ;

–  Có cam kết đóng góp tài sản của sáng lập viên theo mức quy định: Tài sản tối thiểu ban đầu được quy ra bằng Đồng Việt Nam: Quỹ cấp xã – 50.000.000 đồng, quỹ cấp huyện – 100.000.000 đồng, quỹ cấp tỉnh – 500.000.000 đồng, quỹ toàn quốc – 2.000.000.000 đồng ;

–  Có Điều lệ, cơ cấu tổ chức phù hợp với các quy định tại Nghị định 148/2007/NĐ-CP và các văn bản có liên quan;

–  Có trụ sở giao dịch

2.2  Các bước thành lập

Bước 1: Chuẩn bị xin phép thành lập với hồ sơ gồm:

–  Đơn xin thành lập;

–  Dự thảo điều lệ;

–  Đề án thành lập và hoạt động của quỹ;

–  Cam kết có trụ sở chính của quỹ;

–  Cam kết về tài sản đóng góp để thành lập quỹ;

–  Hồ sơ của sáng lập viên. Trong đó bao gồm: Lý lịch tư pháp đối với cá nhân, cam kết góp tài sản để thành lập quỹ; Nghị định của ban lãnh đạo về việc tham gia thành lập và quyết định về số tài sản đóng góp thành lập quỹ, quyết định cử đại diện tham gia;

Trong trường hợp quỹ được thành lập theo di chúc hoặc hợp đồng ủy quyền của tổ chức, cá nhân thì hồ sơ cần kèm theo bản sao di chúc, hợp đồng ủy quyền có công chứng.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin phép thành lập

–  Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và cấp phép: Bộ Nội vụ (Quỹ toàn quốc); Ủy ban nhân dân tỉnh (Quỹ cấp tỉnh) hoặc UBND huyện nếu được ủy quyền (Quỹ cấp huyện, xã).

3. Thành lập Tổ chức khoa học và công nghệ

3.1 Điều kiện thành lập

Tổ chức khoa học và công nghệ được thành lập phải có các điều kiện được quy định tại Điều 4 Nghị định 81/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ như sau:

–  Có mục tiêu, phương hướng hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật; không được vi phạm các quy định tại Điều 8 của Luật Khoa học và Công nghệ và các văn bản pháp luật có liên quan

–  Có Điều lệ tổ chức và hoạt động;

–  Có đủ số lượng, cơ cấu trình độ cần thiết về nhân lực khoa học và công nghệ, kể cả nhân lực kiêm nhiệm; có trụ sở, cơ sở vật chất – kỹ thuật đủ khả năng triển khai hoạt động khoa học và công nghệ phù hợp với Điều lệ của Tổ chức đó.

Trong đó: Một tổ chức khoa học và công nghệ phải có ít nhật 05 người có trình độ đại học trở lên, có ít nhất 20% có trình độ chuyên môn thuộc trong các lĩnh vực chủ yếu xin đăng ký hoạt động và ít nhất 40% làm việc theo chế độ chính nhiệm

–  Có tài chính tổi thiểu là 200.000.000 đồng.

3.2 Các bước thành lập

Sau khi có đầy đủ các điều kiện như trên, cá nhân, tổ chức tiến hành các bước thành lập tổ chức khoa học và công nghệ như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập

–  Đơn đăng ký hoạt động theo mẫu đơn quy định tại Phụ lục I của Thông tư 02/2010/TT-BKHCN

–  Quyết định thành lập

Đối với tổ chức: Cần có quyết định thành lập của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, đối với tổ chức khoa học và công nghệ được thành lập trên cơ sở hợp tác thì phải có quyết định thành lập của một bên là cơ quan, tổ chức theo ủy quyền của các bên hợp tác còn lại;

Đối với cá nhân: Tổ chức do từ hai cá nhân trở lên thành lập thì cần có biên bản họp có chữ ký của những người sáng lập thay cho quyết định thành lập, trong đó thống nhất các nội dung cơ bản như: điều lệ tổ chức, vốn đăng ký, chức danh lãnh đạo, quản lý và các nội dung khác…

–  Điều lệ tổ chức và hoạt động phải có đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định tại Phụ lục II Thông tư 02/2010/TT-BKHCN.

–  Hồ sơ nhân lực làm việc chính nhiệm và kiêm nhiệm:

Đối với tổ chức do cơ quan thành lập: Bao gồm Danh sách nhân lực được cơ quan quyết định thành lập xác nhận quy định tại Phụ lục III Thông tư 02/2010/TT-BKHCN;

Đối với tổ chức không do cơ quan nhà nước thành lập: Ngoài danh sách nhân lực phải có thêm: Đơn xin làm việc chính nhiệm theo mẫu tại Phụ lục IV Thông tư 02/2010/TT-BKHCN, Bản sao chứng thực các văn bằng đào tạo, Sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú

–  Hồ sơ người đứng đầu: Phải có trình độ đại học trở lên. Trong một số trường hợp người đứng đầu phải là người có trình độ tiến sĩ trở lên nếu tổ chức khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tổ chức khoa học và công nghệ là viện.

Trong hồ sơ người đứng đầu phải gồm: Quyết định bổ nhiệm của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, trừ trường hợp tổ chức do cá nhân thành lập; lý lịch khoa học xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

–  Điều kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật cho hoạt động

Bước 2: Đăng ký hoạt động

–  Cơ quan đăng ký : Bộ Khoa học và Công nghệ đăng ký cho các tổ chức khoa học công nghệ do nhà nước, tổ chức đoàn thể, xã hội trung ương thành lập; Sở khoa học và công nghệ trên địabàn đăngký cho các tổ chức còn lại.